8. Bố cục của luận văn
3.2.2. Biện pháp 2: Đánh giá, phân loại giáo viên theo tiêu chí NVSP làm cơ sở
sở cho việc tổ chức bồi dưỡng
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Làm cơ sở cho công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thiết thực, khả thi, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và nhà trường.
Đánh giá để tạo động lực cho giáo viên đẩy mạnh hơn nữa việc tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho mỗi GV góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Phân loại GV để giúp họ nhận thức đúng đắn về khả năng, trình độ của bản thân, tránh lầm tưởng, tránh tự ty và để có kế hoạch tự bồi dưỡng hợp lý hơn.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
Trong công tác quản lý nói chung, quản lý bồi dưỡng NVSP cho GV nói riêng việc nắm chính xác tình hình đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy cần tổ chức đánh giá, phân loại giáo viên theo định kỳ, dựa vào kết quả đánh giá giúp các nhà quản lý xây dựng các kế hoạch bồi dưỡng nvsp cho gv trước mắt cũng như lâu dài một cách thiết thực, phù hợp. Nhưng điều quan trọng là xác định nội dung đúng quy định và phù hợp, cụ thể:
Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống là đánh giá về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; mức độ chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mức độ chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; đánh giá ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh…
Đánh giá về năng lực dạy học. Là đánh giá khả năng khả năng xây dựng kế hoạch dạy học; khả năng làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn; khả năng thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học; khả năng vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh; khả năng tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh; khả năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Đánh giá về năng lực giáo dục. Là đánh giá khả năng xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; khả năng thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học; khả năng thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng…; khả năng đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.
khả năng thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương và khả năng sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
Đánh giá về năng lực hoạt động chính trị xã hội. Là đánh giá năng lực hoạt động chính trị xã hội; năng lực phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; năng lực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
Đánh giá về năng lực phát triển nghề nghiệp. Là đánh giá về năng lực tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục; năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.
3.2.2.2. Điều kiện cần thiết để thực hiện biện pháp
Song song với việc xác định nội dung đánh giá thì việc tổ chức đánh giá cũng cần được tiến hành đúng qui trình sau:
Tổ chức cho giáo viên tự nhận xét đánh giá. Hàng năm vào cuối học kỳ I và cuối năm học, Hiệu trưởng yêu cầu mỗi giáo viên viết bảng tự nhận xét đánh giá theo hướng dẫn của Thông tư số 20/2008/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.
Tổ chức đánh giá trong nhóm (tổ) chuyên môn. Sau khi tự đánh giá, từng giáo viên báo cáo kết quả tự đánh giá trước nhóm (tổ) chuyên môn để các thành viên trong nhóm (tổ) chuyên môn góp ý, đồng thời thống nhất xếp loại.
Hiệu trưởng đánh giá. Dựa trên kết quả từ tổ chuyên môn và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên. Kết quả được thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Từ kết quả của đánh giá định kỳ hàng năm, tiến hành phân loại giáo viên và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NVSP cho GV cho phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế.