Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 88 - 112)

8. Cấu trúc đề tài

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

a. Về tính cấp thiết

Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý đề xuất

TT Biện pháp Mức độ cấp thiết Điểm trung bình Thứ bậc Rất cấp thiết (4) Cấp thiết (3) Ít cấp thiết (2) Không cấp thiết (1) 1

Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về công tác kiểm tra nội bộ ở trường THCS

41 4 0 0 3,91 1

2

Xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ năm học

34 11 0 0 3,76 3

3

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và chuẩn bị các điều kiện để triển khai công tác KTNB

36 5 4 0 3,71 4

4

Triển khai đồng bộ và hiệu quả các nội dung, hình thức KTNB trong nhà trường

31 9 5 0 3,58 6

5

Nâng cao hiệu quả sử dụng kết quả KTNB nhằm góp phần đổi mới quản lý nhà trường

34 7 4 0 3,67 5

6

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý công tác KTNB của trường THCS

28 11 6 0 3,49 7

7

Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm điều chỉnh công tác KTNB trong nhà trường

39 6 0 0 3,87 2

Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy:

Trong 7 biện pháp được đưa ra, tất cả đều đánh giá ở mức rất cần thiết. Điều đó cho thấy tầm quan trong của cả 7 biện pháp quản lý KTNB trường THCS.

Biện pháp “Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về công tác kiểm tra nội bộ ở trường THCS” được đánh giá cấp thiết nhất với điểm trung bình là 3,91. Thực tế cho thấy, điều kiện tiên quyết để công tác nội bộ triển khai thành công, hiệu quả cao là phải nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đó bao gồm người kiểm tra và người được kiểm tra. Khi đội ngũ CBQL, GV và nhân viên nhà trường xác định được tầm quan trọng của công tác KTNB trường học và có cái nhìn đúng thì công tác KTNB trường học mới thành công.

Biện pháp “Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm điều chỉnh công tác KTNB trong nhà trường” được đánh giá rất cấp thiết với điểm trung bình 3,87 xếp thứ bậc 2. Khảo sát thực tế ở các trường THCS cho thấy công tác sơ kết, tổng kết công tác KTNB tại các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang vừa qua thực hiện chưa được tốt. Các trường chưa thực hiện hoặc có thực hiện nhưng hiệu qua chưa cao. Vì vậy, đề nghị các trường THCS trong thời gian đến tăng cường công tác đánh giá sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm công tác KTNB trường học. Qua đó, thấy những ưu điểm cần tiếp tục phát huy và những tồn tại của hoạt động quản lý nhà trường, từ đó có những biện pháp khắc phục những tồn tại trên.

b. Về tính khả thi

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất

TT Biện pháp Mức độ khả thi Điểm trung bình Thứ bậc Rất khả thi (4) Khả thi (3) Ít khả thi (2) Không khả thi (1) 1

Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về công tác kiểm tra nội bộ ở trường THCS

39 4 2 0 3,82 3

2

Xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ năm học

37 7 1 0 3,80 4

3

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn , nghiệp vụ và chuẩn bị các điều kiện để triển khai công tác KTNB

45 0 0 0 4,0 1

4

Triển khai đồng bộ và hiệu quả các nội dung, hình thức KTNB trong nhà trường

33 8 4 0 3,64 5

5

Nâng cao hiệu quả sử dụng kết quả KTNB nhằm góp phần đổi mới quản lý nhà trường

30 11 4 0 3,58 6

6

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý công tác KTNB của trường THCS

28 11 6 0 3,49 7

7

Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm điều chỉnh công tác KTNB trong nhà trường

41 3 1 0 3,89 2

Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy:

Trong 7 biện pháp được đưa ra, tất cả đều đánh giá ở mức rất khả thi.

để triển khai công tác KTNB” được đánh giá ở mức rất khả thi, điểm trung bình 4,0

xếp thứ bậc 1. Qua khảo nghiệm cho thấy, trong những năm qua công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chưa được quan tâm đúng mức. Gần như không có đợt tập huấn nào của các cấp lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ, giáo viê, nhân viên các trường. Đa số đội ngũ CBQL, GV, nhân viên thực hiện công tác kiểm tra nội bộ theo kinh nghiệm sẵn có đã đúc kết qua nhiều năm. Việc xây dựng chuẩn kiểm tra cũng chưa được coi trọng, việc đánh giá kết quả kiểm tra chỉ trên sự so sánh giữa những người được kiểm tra với nhau hoặc so sánh giữa các năm.

Biện pháp “Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm điều chỉnh công tác KTNB

trong nhà trường” được đánh giá ở mức rất khả thi với số điểm trung bình rất cao là

3,89. Đây là biện pháp rất thiết thực để nâng cao hiệu quả KTNB trường học. Thực tế, trong thời gian qua, biện pháp này chưa được coi trọng. Tác giả kiến nghị, các trường chú ý hơn nữa công tác định kỳ sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm. Sau mỗi đợt kiểm tra, có thể lồng ghép rút kinh nghiệm vào họp hội đồng hằng tháng hoặc họp giao ban… Phải tổ chức sơ kết vào cuối học kì I và tổng kết vào cuối năm học để nâng cao hơn nữa hiệu quả KTNB tại các trường THCS trên địa bàn.

Biện pháp “Xây dựng hệ thống thông tin quản lý công tác KTNB của trường THCS” được đánh giá ở mức rất khả thi với điểm trung bình 3,49 xếp thứ 7 trên 7 biện

pháp. Qua thực tế cho thấy, đội ngũ CBQL, GV và nhân viên các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang đa số còn trẻ, tiếp thu tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và giảng dạy. Ở biện pháp này, người hiệu trưởng cần có những yêu cầu chặt chẽ về áp dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện KTNB nói riêng hay các hoạt động giáo dục nói chung. Qua đó, công tác kiểm tra, thực hiện hay lưu trữ sẽ nhẹ nhàng, hiệu quả và ít tốn kém hơn.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý công tác KTNB của HT các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam góp phần nâng cao chất lượng công tác KTNB của các trường THCS ở địa bàn nghiên cứu. Các biện pháp chúng tôi đề xuất theo cấu trúc: xác định mục đích, xác định các nội dung, đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện. Những biện pháp chúng tôi đề xuất là kết quả của quá trình điều tra khảo sát thực trạng ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam và đã nhận được sự đồng thuận cao của CBQL, GV, nhân viên các trường THCS và lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT trên địa bàn về tính cấp thiết và tính khả thi. Trong quá trình thực hiện các biện pháp cần hiểu rõ các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau và chỉ đem lại hiệu quả cao khi chúng được thực hiện đồng bộ, thống nhất và thường xuyên cùng với sự phấn đấu không ngừng của mỗi CBQL, GV, nhân viên của các trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn đã tập trung làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; KT, KTNB trường học; quản lý KTNB trường học; vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS; chức năng và quyền hạn của HT. Đặc biệt chúng tôi khai thác sâu về mục đích, vị trí, vai trò của KTNB; nguyên tắc KTNB; nhiệm vụ, nội dung, đối tượng, cơ sở pháp lý, phương pháp và hình thức của KTNB. Đây chính là những định hướng cho việc khảo sát thực trạng và đề ra các biện pháp quản lý công tác KTNB tại các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.

Qua khảo sát và phân tích thực trạng, luận văn đã có những đánh giá về thực trạng quản lý công tác KTNB của HT các trường THCS trên địa bàn địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh những điểm mạnh, công tác KTNB trường học cũng còn nhiều mặt hạn chế, bất cập và luận văn cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những tồn tại, hạn chế trên.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý công tác KTNB trường học, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất các biện pháp để mang lại hiệu quả cao cho công tác KTNB trường học, góp phần giúp HT các trường THCS nghiên cứu, thực hiện tốt công tác này tại cơ sở. Luận văn đã đề ra 7 biện pháp cơ bản sau:

Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác kiểm tra nội bộ ở trường THCS

Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ năm học

Biện pháp 3. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và chuẩn bị các điều kiện để triển khai công tác kiểm tra nội bộ

Biện pháp 4. Triển khai đồng bộ và hiệu quả các nội dung, hình thức kiểm tra nội bộ trong nhà trường

Biện pháp 5. Nâng cao hiệu quả sử dụng kết quả kiểm tra nội bộ nhằm góp phần đổi mới quản lý nhà trường

Biện pháp 6. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý công tác kiểm tra nội bộ của trường THCS

Biện pháp 7. Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm điều chỉnh công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường

Các biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng với nhau và thật sự có ý nghĩa khi được thực hiện một cách chặt chẽ, hệ thống và đồng bộ. Qua trưng cầu ý kiến cho thấy các nhóm biện pháp trên đều mang tính cần thiết, khả thi và trong chừng mực nào đó có thể áp dụng cho các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, khi thực hiện cần phải vận dụng linh hoạt tùy thuộc vào tình hình thực tế

của từng đơn vị để đạt được kết quả như mong muốn.

Qua trưng cầu ý kiến của CBQL, GV, lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện, tất cả đối tượng khảo sát đều đánh giá rất cao tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Như vậy, luận văn đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra và khẳng định được giả thuyết khoa học của đề tài.

2.Khuyến nghị

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cần có những định hướng chung cho công tác KTNB trường học để các cấp QLGD và HT các nhà trường thuận lợi trong QL chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Tham mưu Chính phủ về chế độ ưu đãi ngành với đội ngũ cán bộ công tác từ Bộ, Sở đến Phòng GD&ĐT và những “nhà giáo” làm công tác QL; đội ngũ cộng tác viên thanh tra GD, nhất là lực lượng thực hiện nhiệm vụ KTNB ở các nhà trường.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Cần tổ chức nghiên cứu và có các văn bản hướng dẫn cụ thể, tăng cường chỉ đạo HT tiến hành KTNB; có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, hướng dẫn để các cơ sở giáo dục làm tốt công tác KTNB trường học.

Hằng năm, hướng dẫn cụ thể công tác KTNB trường học, trên cơ sở đó các trường xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra và KTNB trường học cho đội ngũ tham gia công tác KT.

Hướng dẫn quy trình thực hiện một cuộc KT để các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ và thiết lập hồ sơ lưu trữ đầy đủ.

2.3. Đối với các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm

Trong chương trình đào tạo cần chú trọng nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ KTNB và tự KT để khi ra trường các thầy, cô giáo có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ này.

2.4. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

Cần định kỳ tổng kết thực tiễn công tác KTNB trường học ở các cơ sở giáo dục; có giải pháp phổ biến kinh nghiệm các điển hình làm tốt công tác KTNB trường học; biểu dương khen thưởng những đơn vị làm tốt, đồng thời có hình thức kỷ luật đối với các đơn vị thực hiện không tốt hoặc buông lỏng hoạt động này.

Chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền để các ban ngành, đoàn thể, các nhà trường nhận thức đúng về công tác thanh, KT, về hoạt động KTNBTH.

Tiếp tục đưa nội dung KT công tác QL chỉ đạo và tổ chức hoạt động GD và các hoạt động khác của HT vào kế hoạch KT hằng năm của Phòng GD&ĐT để KT, đôn đốc công tác KTNB của các trường thuộc quyền quản lý.

2.5. Đối với các trường THCS

Thường xuyên quán triệt, nâng cao nhận thức của đội ngũ trong công tác KTNB trường học.

xây dựng kế hoạch KTNB phải phù hợp với kế hoạch năm học của nhà trường.

Phải căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, lựa chọn các giải pháp phù hợp để thực hiện.

Phải kết hợp hoạt động KT của HT với hoạt động tự KT của các ban ngành, đoàn thể và mỗi cá nhân trong nhà trường.

Phải xem công tác KTNB là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu trong các nhiệm vụ của nhà trường.

Phải thường xuyên tự bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác KTNB cho các thành viên trong Ban KT cũng như tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, động viên khuyến khích những bộ phận, tổ chức, cá nhân làm tốt nội dung này./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Quang Anh, Hà Đăng (2003), Những điều cần biết về hoạt động thanh tra, kiểm tra GD&ĐT, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[2]. Đặng Quốc Bảo (1998), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, NXB Trường Cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

[3]. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04-11-2013 “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,

đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Ngọc Bảo (2007), Khoa học quản lý đại cương, Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn Thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và Thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo, Hà Nội.

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày

04/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, Hà Nội.

[7]. Bộ GD&ĐT (2014), Tài liệu tập huấn công tác thiết bị dạy học cho CBQL và GV, Hà Nội.

[8]. Bộ tài chính (2004), Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC về việc ban hành “Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước”, Hà Nội.

[9]. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản lý, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

[10]. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội

[11]. Harold Koontz, Cyril O'Donnell, Heinz Weihrich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

[12]. Hà Sỹ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

[13]. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Hồng Thủy (1998), Giáo trình lý

[14]. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và

thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[15]. John P. Kotter (2012), Dẫn dắt sự thay đổi, NXB Lao động xã hội, Hà

Nội.

[16]. Hồ Hữu Lễ (2013), Một số vấn đề về cơ bản về KTNB trường học, Sở

GD&ĐT Tp HCM, Tp. HCM.

[17]. Nguyễn Lộc (2010), Lý luận về quản lý, NXB. Đại học Sư phạm, Hà Nội. [18]. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 88 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)