Nâng cao hiệu quả sử dụng kết quả kiểm tra nội bộ nhằm góp phần đổi mớ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 82 - 83)

8. Cấu trúc đề tài

3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng kết quả kiểm tra nội bộ nhằm góp phần đổi mớ

mới quản lý nhà trường

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Kết quả KTNB của nhà trường hằng năm là cơ sở để đánh giá từng cá nhân, tập thể, đồng thời là cơ sở để khắc phục, điều chỉnh hoạt động cũng như cách quản lý nhà trường của HT. Vì vậy, việc xử lý và sử dụng có hiệu quả kết quả công tác KTNB đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trương THCS.

Có thể nói, kết quả KTNB là căn cứ để HT phát huy những ưu điểm, những mặt mạnh trong công tác giáo dục và tổ chức các hoạt động nhà trường. Qua đó, nhân rộng những cá nhân, tập thể điển hình, đồng thời khắc phục những hạn chế, những sai sót của các cá nhân, tập thể, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Căn cứ các biên bản KT, HT ra thông báo kết quả KT từng chuyên đề hoặc thông báo kết quả KT hằng tháng và công khai kết quả KTNB trong tập thể sư phạm nhà trường.

Theo dõi việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của cá nhân, tập thể được KT để đảm bảo mục đích của công tác KT, đồng thời góp phần đổi mới hoạt động của nhà trường.

Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác KTNB để đánh giá tình hình hoạt động KTNB, có hướng xử lý kịp thời những tồn tại nhằm thúc đẩy các hoạt động trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị.

Kết quả KTNB là căn cứ để HT đánh giá cá nhân, tập thể sau mỗi học kỳ, mỗi năm học; tuyên dương khen thưởng các cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời những tồn tại, sai sót của các cá nhân, tập thể.

Những kiến nghị đề xuất của CBQL, GV, nhân viên về những nội dung chưa phù hợp, những điểm cần đổi mới, điều chỉnh trong các văn bản chỉ đạo, điều hành của các cấp về công tác chuyên môn và các hoạt động khác là cơ sở để HT nhà trường tập hợp, đề xuất gửi cấp trên xem xét, quyết định, điều chỉnh kịp thời, phù hợp.

3.2.5.3. Cách thức tiến hành biện pháp

Trên cơ sở kết quả KTNB, lắng nghe ý kiến của đối tượng KT và đối tượng được KT để thu thập thông tin phản hồi nhằm đánh giá đúng tình hình, thông qua đó có phương án tư vấn phù hợp cho đối tượng được kiểm tra để phát huy ưu điểm và điều chỉnh kịp thời những sai sót, tạo sự đồng thuận trong đội ngũ CBQL, GV và nhân viên toàn trường.Tránh việc lấy kết quả KTNB làm căn cứ để phê bình GV, nhân viên, làm giảm ý chí phấn đấu, vươn lên của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

- Ra thông báo kết quả KTNB

HT cần căn cứ biên bản KT và thông tin phản hồi tích cực sau KT để ban hành thông báo kết quả KTNB theo từng tháng hoặc theo từng chuyên đề.

GV và nhân viên đều nắm rỏ, từ đó có kế hoạch, điều chỉnh hoạt động của cá nhân, bộ phận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường.

Hiệu trưởng cần phân tích rỏ nguyên nhân những sai sót để tập thể, cá nhân có hướng khắc phục và tổ chức rút kinh nghiệm trong toàn hội đồng về kết quả KTNB từng chuyên đề, tránh lặp lại những sai sót tương tự ở các đối tượng khác.

Bên cạnh đó, HT cũng cần tuyên dương người tốt, việc tốt, phổ biến những kinh nghiệm quý báu, làm rỏ những nội dung CBQL, GV, nhân viên chưa nắm rỏ để thúc đẩy các hoạt động của nhà trường phát triển theo hướng tích cực.

- Tiến hành theo dõi việc thực hiện các kết luận, giải quyết kiến nghị của từng cá nhân, tập thể được KT.

Căn cứ thông báo kết quả KTNB, HT phân công người có chuyên môn hoặc người quản lý trực tiếp theo dõi, hỗ trợ, giúp đỡ và đôn đốc các cá nhân, tập thể khắc phục các tồn tại, các kiến nghị, đề nghị sau KT.

Trong trường hợp cần thiết, phải tổ chức việc phúc tra để nắm rỏ tình trạng khắc phục của các cá nhân, tập thể sau kiểm tra. Đối với những trường hợp cần xử lý, yêu cầu đối tượng được KT làm bản kiểm điểm, bồi thường thiệt hại xảy ra theo quy định, nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong đơn vị.

-Sử dụng kết quả KTNB trong việc đánh giá cá nhân, tập thể; đề xuất, kiến nghị với các cấp lãnh đạo.

Sử dụng kết quả KTNB của nhà trường như một kênh thông tin, môt căn cứ để đánh giá công chức, viên chức hằng năm; từ đó có kế hoạch khắc phục, điều chỉnh hoạt động và cách quản lý của nhà trường.

Căn cứ kết quả KTNB hằng năm, nhà trường tập hợp những kiến nghị, đề xuất của CBQL, GV, nhân viên gửi lên cấp trên để xem xét điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)