Phân tích nguyên nhân thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 67)

8. Cấu trúc đề tài

2.5.2. Phân tích nguyên nhân thực trạng

a) Nguyên nhân khách quan

Cơ cấu nhân sự trong Ban kiểm tra nội bộ các trường đều là cán bộ quản lý và giáo viên của đơn vị nên khi làm nhiệm vụ KT cũng gặp khó khăn khi đối tượng kiểm tra là những đồng nghiệp tại đơn vị, vẫn còn tính vị nể trong KT.

Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra tuy đã được lựa chọn có trình độ chuyên môn sâu, có phẩm chất chính trị tốt, có nhiều kinh nghiệm trong dạy học và quản lý nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ KT một cách bài bản nên hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ chưa cao.

Điều kiện, phương tiện phục vụ cho công tác kiểm tra nội bộ vẫn còn thiếu. Chế độ đãi ngộ cho các kiểm tra viên còn nhiều bất cập, thậm chí không có, chỉ là công tác kiêm nhiệm, chưa thỏa đáng đã ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng công tác của đội ngũ này.

b) Nguyên nhân chủ quan

Hoạt động kiểm tra nội bộ được Hiệu trưởng quan tâm, trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ thường xuyên và điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị. Chính vì vậy, trong những năm qua, hoạt động kiểm tra nội bộ đã giúp Hiệu trưởng quản lý đánh giá và nâng cao chất lượng các hoạt động khác của đơn vị như việc thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá, thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện các quy định của pháp luật của cán bộ, giáo viên, nhân viên ngày càng hoàn thiện hơn và có những điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những sai sót của tổ khối, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Một bộ phận cán bộ quản lý còn cho rằng KTNB chỉ đơn thuần là một biện pháp quản lý trường học, chưa thấy được đó chính là chức năng cơ bản của quản lý trong quá trình quản lý nhà trường. Thời gian cán bộ quản lý dành cho hoạt động kiểm tra nhìn chung còn ít so với các chức năng quản lý khác và chưa thật sự chú trọng việc tổ chức, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường học cũng như hướng dẫn cách làm cụ thể cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong Ban kiểm tra của nhà trường, việc phân cấp trong kiểm tra chưa mạnh dạn và rõ ràng hoặc khoán trắng công tác kiểm tra nội bộ cho một cá nhân (Phó Hiệu trưởng chuyên môn) hay bộ phận nào đó trong nhà trường mà không quan tâm, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của họ.

đề bạt, đào tạo bồi dưỡng hay xử lý kỷ luật. Sau khi kiểm tra, công tác phúc tra chưa trở thành nề nếp nên các kết luận, kiến nghị của Ban kiểm tra nội bộ chưa được một số giáo viên chấp hành nghiêm. Vì thế, hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra chưa cao, chưa phát huy hết vai trò, tác dụng của công tác kiểm tra nội bộ.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở kết quả khảo sát, phân tích thực trạng như đã trình bày, có thể nói, trong thời gian qua việc QL công tác KTNB tại các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả, thành tựu nhất định góp phần không nhỏ vào sự vươn lên của một địa phương có nền giáo dục chưa phát triển, khẳng định sự cố gắng của CBQL, giáo viên, nhân viên trên địa bàn. Với sự chỉ đạo tập trung, bài bản của PhòngGD&ĐT, nhận thức về công tác KTNB của CBQL, GV, nhân viên ở các nhà trường đã từng bước được nâng lên; cùng với đó là tổ chức triển khai thực hiện việc KT từng bước bài bản hơn đã giúp cho hoạt động QL của các đơn vị đi vào nề nếp, ổn định, thúc đẩy chất lượng GD toàn diện. Đây cũng là một cơ sở để HT các trường THCS tự đánh giá và nhìn nhận lại bản thân mình, từ đó có hướng rèn luyện, tự bồi dưỡng năng lực QL nhà trường của bản thân nhằm thực hiện tốt hơn công tác QL nhà trường.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội đối với sự nghiệp GD, công tác QL hoạt động KTNB ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam phải được tiếp tục cải tiến, thay đổi để theo kịp với thực tiễn đổi mới của nền giáo dục, để theo kịp sự phát triển giáo dục của các huyện tiên tiến khác. Đó là một trong những vấn đề cấp bách đang đặt ra hiện nay. Những phân tích về thực trạng công tác KTNB ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang ở chương 2 này là cơ sở thực tiễn cho những đề xuất biện pháp QL chỉ đạo hoạt động KTNB ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong chương 3 tiếp theo với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng công tác KTNB ở các trường THCS huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Nguyên tắc xác lập các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, điều kiện dạy - học, giáo dục và công tác quản lý trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

KTNB nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động của nhà trường, nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBQL, GV và nhân viên, giúp đội ngũ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Qua KTNB đánh giá đúng thực tiễn, phát huy các nhân tố tích cực, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các sai phạm, giúp đỡ đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời giúp cho HT nhà trường điều khiển và điều chỉnh hoạt động QL hướng đích. Việc đề xuất các biện pháp phải đảm bảo được tính mục đích.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp phải được xây dựng trên cơ sở tác động toàn diện về các mặt, các khâu, các yếu tố; có tác dụng hỗ trợ, thống nhất với nhau trong quá trình quản lý hoạt động KT nhằm đảm bảo rằng công tác quản lý KTNB trong nhà trường được thực hiện một cách có hệ thống.

Tính hệ thống đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải tạo thành một chỉnh thể gắn kết hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi biện pháp được nhận thức như một thành tố không thể thiếu nhằm tạo nên tác động tổng thể đến hoạt động KTNB của nhà trường. Từ nhận thức đến công tác kế hoạch, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, từ việc tổ chức đa dạng các nội dung KTNB đến việc sơ kết, tổng kết, đánh giá, tổ chức hệ thống thông tin quản lý và sử dụng kết quả KTNB đều cần được quan tâm nhằm phát huy được hiệu quả tổng hợp của công tác này đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động quản lý của nhà trường.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Việc đề xuất các biện pháp QL công tác KTNB phải xuất phát từ tình hình thực tế và nhu cầu cần thiết của đơn vị; phải đảm bảo khả năng thực hiện được, phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, phù hợp với xu thế chung của thời đại....

Đồng thời, phải đảm bảo các nguyên lý GD và nguyên tắc của công tác KT, đánh giá; phù hợp với các đối tượng được KTNB. Nếu không chú ý các điều kiện trên, các biện pháp đưa ra sẽ không triển khai thực hiện được trong thực tế hoặc kém hiệu quả khi áp dụng. Điều đó nghĩa là các biện pháp QL cần mang tính chất đón đầu, phù hợp với mục tiêu nâng cao chất lượng GD, giải quyết được mâu thuẫn và cải tạo thực tiễn.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Khi đề xuất các biện pháp cần phải đảm bảo tính hiệu quả. Tính hiệu quả được xác định trên cơ sở giải quyết được các mặt còn hạn chế, tồn tại chủ yếu trong công tác KTNB trường học một cách triệt để, đồng thời phát huy được các mặt làm tốt ở các trường. Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả công tác KTNB trường học tại các trường THCS đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, kết quả học tập của học sinh, thực hiện được mục tiêu phát triển ở các trường THCS huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam từng bước trở thành các trường đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Công tác này chỉ phát huy vai trò tích cực khi nó đảm bảo hiệu quả và khả thi trên thực tế. Cụ thể, nguyên tắc này đỏi hỏi một số yêu cầu sau:

Việc triển khai các biện pháp phải thực hiện với tối thiểu chi phí, thời gian và nhân lực, nhưng thu được kết quả tối đa. Việc KT phải phát hiện được những điểm trọng yếu của tổ chức, góp phần giải quyết kịp thời những tồn tại, những mâu thuẫn, đồng thời thúc đẩy các yếu tố tích cực, phù hợp với tiềm năng thực tế của nhà trường.

KTNB phải thực sự thúc đẩy sự chuyển biến về tư tưởng, thái độ của người được KT theo hướng tích cực, giúp họ tự thay đổi, khắc phục những tồn tại và biến quá trình KT thành việc thường xuyên tự KT của cá nhân, tập thể.

3.2. Các biện pháp quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác kiểm tra nội bộ ở trường THCS

3.2.1.1. Mục đích biện pháp

Nhận thức là yếu tố có vai trò quan trọng quyết định hành động của mỗi cá nhân. Nhận thức đúng đắn sẽ là tiền đề thúc đẩy hành động diễn ra đúng đắn. Hoạt động KTNB trường học như đã nói ở trên có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng. Nếu đội ngũ CBQL, GV, nhân viên... có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác KTNB thì các khâu của quá trình QL công tác KTNB ở trường THCS mới có thể đạt được những kết quả tốt nhất.

Hoạt động KTNB luôn quan trọng xuyên suốt các khâu, các quá trình trong kế hoạch thời gian của năm học, có tác động trực tiếp đến hầu hết các bộ phận trong nhà trường. Mỗi một bộ phận, tổ chức, cá nhân đều có vai trò trong tổng thể công tác KTNB của nhà trường. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về công tác KTNB cho toàn bộ đội ngũ CBQL, GV, nhân viên nhà trường là biện pháp quan trọng, tạo tiền đề cho các biện pháp khác. Thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra, KT trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, yêu cầu đặt ra cho công tác KTNB trường học là phải trở thành một trong những công cụ quan trọng để nâng cao hiệu lực QL nhà trường, tăng cường kỷ cương, làm cho pháp luật, nội quy, quy chế được thực thi nghiêm chỉnh, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú cần làm cho CBQL, GV, nhân viên nhận thức rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, hình thức, phương pháp và quy trình của KTNB trường học; thấy rõ KTNB không đơn thuần là một hoạt động kiểm tra, góp ý, KT để dẫn đến kiểm điểm mŕ đây lŕ một trong bốn chức năng cő bản của quá trình QL. Từ đó tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động KT; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ được phân công trong quá trình KT; biến quá trình KT thành quá trình tự KT. Chỉ khi hoạt động KT và tự KT diễn ra thật sự nghiêm túc, khoa học thì mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.

Mỗi người CBQL cần nhận thức rỏ: HT nhà trường là người đứng đầu cơ quan và trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác KTNB trường học. Phải nhận thức KTNB là một trong những chức năng QL cơ bản của người HT nhằm KT, theo dõi, xem xét, đánh giá tất cả các hoạt động GD, hoạt động dạy và học trong phạm vi nhà trường; xác định kết quả GD có phù hợp với định hướng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp đã đề ra hay không. Từ đó hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình QL nhà trường, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả QL trường học. CBQL vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của hoạt động KTNB, nhận thức và thực tế chỉ đạo công tác KTNB của HT là một kênh quan trọng để đánh giá năng lực điều hành, QL của người đứng đầu trường học.

Với các thành viên trong Ban KTNB: phải nhận thức rõ nhiệm vụ quan trọng của mình với tư cách là người trực tiếp tiến hành thực hiện các khâu trong công tác KTNB, là những người có vai trò quan trọng để tham mưu, giúp cho HT đánh giá đúng thực trạng hoạt động của các bộ phận, cá nhân trong nhà trường và có các kiến nghị kịp thời nhằm cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Với đối tượng được KT thì KTNB tác động tới ý thức, hành vi và hoạt động của con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ của mình; đồng thời uốn nắn, giúp tổ chức, cá nhân sửa chữa sai sót, khuyết điểm, điều chỉnh những lệch lạch phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Qua KT cá nhân được giúp đỡ, tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác, khẳng định giá trị bản thân trong tập thể đơn vị. Có thể thấy rằng việc KT, đánh giá tốt sẽ dẫn đến việc tự KT, tự đánh giá của đối tượng được kiểm tra.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành biện pháp

Tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức cho toàn đội ngũ trong nhà trường, chú trọng quán triệt bắt đầu từ đội ngũ đảng viên trong chi bộ, cán bộ, giáo viên cốt cán nhà trường để họ sẽ là những người tiên phong, đi đầu trong việc nâng cao nhận thức, đồng thời sẽ vận động, lan tỏa đến quần chúng, người lao động ở các bộ phận, đoàn thể biết và thực hiện theo.

toàn thể đội ngũ về vai trò, tầm quan trọng của công tác KTNB. HT nhà trường cần cập nhập kịp thời những văn bản, hướng dẫn, những chính sách pháp luật của nhà nước, những văn bản chỉ đạo của ngành... về công tác KTNB.

Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện công tác KTNB hằng năm, thảo luận về các nội dung cần KTNB, các đối tượng cần KTNB trong năm học để tránh tìnhtrạng kế hoạch KTNB hằng năm không phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị. Mặt khác, HT nhà trường cũng cần thường xuyên cập nhật những văn bản liên quan đến việc đổi mới công tác KT của các cấp, những văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn và các công tác khác, những văn bản hướng dẫn về chính sách, chế độ đối với công chức, viên chức và người lao động trong ngành để triển khai rộng rãi trong hội đồng sư phạm nhà trường, góp phần giúp đội ngũ công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị hiểu rõ và thực hiện đúng, hạn chế những sai sót và tình trạng đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo.

Tham mưu với các cấp tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác KTNB

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)