Xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 74 - 76)

8. Cấu trúc đề tài

3.2.2. Xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ

vụ năm học

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Xây dựng kế hoạch công tác KTNB nhà trường là một nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm giúp nhà QL tiến hành hoạt động KTNB thường xuyên và đúng theo các nội dung đã đề ra. Lập kế hoạch KTNB chính là bước đầu tiên trong quá trình QL công tác KTNB trong nhà trường.

Ở trường THCS, việc xây dựng kế hoạch chính là đưa ra các mục tiêu, các chỉ tiêu, các hoạt động và nguồn kinh phí, nguồn nhân lực... để thực hiện các hoạt động đó và các giải pháp tổ chức thực hiện các mục tiêu, các chỉ tiêu đã đề ra trong kì kế hoạch trên cơ sở bối cảnh và tình hình thực tế. Khi xây dựng kế hoạch KTNB đảm bảo tính khả thi cao, phù hợp với kế hoạch năm học của nhà trường là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QL nói chung, KTNB nói riêng ở nhà trường THCS.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng kế hoạch công tác KTNB phải dựa trên các cơ sở pháp lý như: Nghị quyết các cấp, chỉ thị nhiệm vụ năm học, công văn hướng dẫn của các cấp chính quyền, của ngành GD&ĐT và các văn bản khác liên quan đến công tác thanh, KT và công tác KTNB.

Xây dựng kế hoạch công tác KTNB phải căn cứ vào nghị quyết của nhà trường, nhiệm vụ chính trị được giao; phải phù hợp với tình hình, điều kiện của nhà trường và có tính khả thi. Xây dựng kế hoạch công tác KTNBTH phải đổi mới, phải theo hướng đi lên từ cơ sở.

Kế hoạch phải nêu rõ: Mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, bộ phận và cá nhân được KT, thời gian tiến hành KT... Hằng năm, HT triển khai xây dựng kế hoạch KT theo năm học, học kỳ, từng tháng, từng tuần cụ thể. Xây dựng kế hoạch công tác KTNB phải có cơ sở khoa học, phải đảm bảo các nguyên tắc, quy trình, phương pháp, phải đảm bảo tính ổn định và được công khai từ đầu năm học. Nội dung KT phải thiết thực, trọng tâm; hình thức KT phải gọn nhẹ không gây tâm lý căng thẳng, nặng nề cho đối tượng, cần huy động nhiều lực lượng tham gia KT và dành thời gian thích đáng cho việc KT.

Nội dung KT cần xác định trên cơ sở vận dụng Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ GD&ĐT, chỉ thị nhiệm vụ năm học, văn bản chỉ đạo về công tác thanh tra, KT của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn công tác KTNB của các cấp QL để xác định tỷ trọng của một số nội dung công việc như: KT tình hình thực hiện kế hoạchnăm học; KT công tác xây dựng đội ngũ; tài chính và CSVC; KT, đánh giá các hoạt động GD và chất lượng GD, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và

phòng chống tham nhũng; công tác tự kiểm tra của HT…

3.2.2.3. Cách thức tiến hành biện pháp

Trước hết, HT cần dựa vào văn bản chỉ đạo công tác KTNB đầu năm học của Phòng GD&ĐT để làm căn cứ xây dựng kế hoạch KTNB của nhà trường. Lưu ý các nội dung mới (nếu có), tránh tình trạng sao chép kế hoạch KTNB của năm trước thành kế hoạch KTNB của năm sau.

HT cần căn cứ tình hình thực tế của nhà trường về nhân lực (số lượng CBQL, GV, NV, cơ cấu, trình độ chuyên môn của đội ngũ,…), tài chính, CSVC (các trang thiết bị phục vụ hoạt động GD, phục vụ công tác KTNB,…) và các điều kiện khác để xây dựng kế hoạch KTNB năm học. Cũng cần xác định những điểm mạnh, những điểm yếu của nhà trường để có căn cứ xây dựng các mục tiêu và chỉ tiêu trong kế hoạch KTNB.

Kế đến, cần căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ năm học của nhà trường để xác định nội dung, đối tượng, thời điểm cần KTNB. Lưu ý KTNB những nội dung mới được triển khai trong năm học, các nội dung còn nhiều tồn tại trong năm học trước để có cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các nội dung đã triển khai nhằm góp phần nâng cao hiệu quả QL trong nhà trường.

Có thể tham khảo ý kiến của các thành viên trong nhà trường qua trao đổi trực tiếp hoặc qua phiếu điều tra để thu thập ý kiến đóng góp cho kế hoạch KTNB của nhà trường hiệu quả, phù hợp thực tế hơn.

Thực tiễn cho thấy, kế hoạch KTNB được xây dựng chu đáo bao nhiêu thì bước triển khai, thực hiện sẽ thuận lợi bấy nhiêu.

Hằng năm cần tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác KTNB, từ đó có hướng điều chỉnh, bổ sung kế hoạch KTNB trong giai đoạn tiếp theo cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Khi đánh giá thực trạng thực hiện công tác KTNB hằng năm cần đảm bảo tính khách quan, chính xác, cụ thể; không đánh giá thực trạng theo cảm tính hoặc mang tính đối phó; cần xác định rõ những điểm mạnh đã làm được, những gì còn tồn tại trong việc thực hiện công tác KTNB hằng năm để làm cơ sở điều chỉnh cho những năm học sau.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, cần xác định rõ mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể cho kế hoạch KTNB của nhà trường.

Hiện nay, chưa có văn bản pháp quy nào chỉ đạo cụ thể về công tác KTNB trong nhà trường nên các chỉ tiêu trong kế hoạch KTNB phải do nhà trường tự đề ra, lưu ý không cần phải đảm bảo tỷ lệ cá nhân, tập thể được KTNB trong năm học, trong học kỳ như trước đây.

-Cần xây dựng các giải pháp phù hợp để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, trong đó tính toán nhu cầu nhân lực, tài chính đảm bảo cho việc thực hiện KTNB.

thể cho từng thành viên trong Ban KTNB. Việc tính toán nguồn tài chính đảm bảo cho việc thực hiện KTNB cũng là một vấn đề cần quan tâm để kế hoạch KTNB được triển khai một cách có hiệu quả.

Cần dự báo những khó khăn, thách thức trong triển khai kế hoạch KTNB và dự liệu các giải pháp để giải quyết các khó khăn, thách thức đó.

Khi hoàn thành dự thảo kế hoạch KTNB, lấy ý kiến đóng góp của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường để hoàn chỉnh kế hoạch KTNB.

Kế hoạch KTNB cần được công bố công khai kế hoạch trong toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường.

Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, tài chính cho việc lập kế hoạch.

Tóm lại, xây dựng kế hoạch là hoạt động quản lý cơ bản trong chương trình quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Để xây dựng kế hoạch và tuân thủ các bước chính đó là xác định nhu cầu của công tác KTNB trường THCS, thiết lập các mục tiêu, xác định phương án, xem phương án nào phù hợp nhất, tối ưu nhất và quyết định những biện pháp khả thi để thực hiện mục tiêu, niêm yết kế hoạch ở văn phòng của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)