8. Cấu trúc đề tài
3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và chuẩn bị các điều kiện để
triển khai công tác kiểm tra nội bộ
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Hoạt động KTNB trường học rất đa dạng với nhiều lĩnh vực khác nhau. Những lĩnh vực này đỏi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp ở mức độ tương ứng nhất định. Trong thực tế, ngoài nghiệp vụ chuyên môn của mỗi cá nhân thì nghiệp vụ về công tác KTNB là nội dung mà đa số GV chưa được đào tạo ở các trường sư phạm, trong quá trình tham gia thực hiện, họ vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước vì vậy cũng có nhiều hạn chế nhất định. Nhiều CBQL, GV còn lúng túng về các nội dung triển khai, quy trình thực hiện hoạt động KTNB. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp cho những người làm nhiệm vụ KTNB trong nhà trường; nhằm mục đích bảo đảm để hoạt động KTNB được thực hiện thường xuyên và hiệu quả.
Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, nhân viên và chuẩn bị các điều kiện để triển khai công tác KTNB có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động này. Sử dụng biện pháp này cũng là để mỗi nhà trường ý thức rõ cần phải có lực lượng vững vàng về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ KTNB, khéo léo trong việc tiếp cận và xử lý tình huống mới có thể thực hiện tốt các chức năng của mình trong hoạt động KTNB.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Việc bồi dưỡng đội ngũ làm nhiệm vụ KTNB trước hết thể hiện qua xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Kế hoạch bồi dưỡng phải xác định cụ thể chương trình tập huấn, nội
dung tập huấn, thời gian, địa điểm và các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ tập huấn.
Việc bồi dưỡng cần có sự phân loại trình độ, năng lực của từng người trong đội ngũ làm nhiệm vụ KTNB trong nhà trường, trên cơ sở đó bồi dưỡng chuyên sâu về một số mặt trong hoạt động KTNB cho phù hợp, nhằm phát huy tối đa khả năng của từng người, tăng hiệu quả các cuộc KT.
Bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực QL hoạt động KTNB là nâng cao một cách toàn diện về nhận thức, hành vi và thái độ trong QL hoạt động KTNB của CBQL và GV làm nhiệm vụ KTNB.
HT phải là người nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức trong mọi hoạt động của nhà trường, vì vậy HT phải là người xây dựng mục tiêu KTNB trước mắt, mục tiêu lâu dài, mục tiêu cần được ưu tiên trước. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, quy hoạch về đội ngũ làm nhiệm vụ KTNB.
Quy hoạch, xây dựng đội ngũ GV cốt cán làm công tác KTNB trong trường THCS. Đội ngũ này sẽ là lực lượng trực tiếp thực thi nhiệm vụ đồng thời cũng là người chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ kế cận, đảm bảo nguồn cán bộ cho công tác này luôn được duy trì, không bị hẫng hụt khi có sự thay đổi về nhân sự.
Thường xuyên theo dõi, động viên giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cán bộ làm công tác KTNB thực hiện tốt nhiệm vụ. Xây dựng quy chế thi đua, động viên khen thưởng kịp thời cho các cá nhân, tổ chức có những ý tưởng, sáng kiến thực hiện có hiệu quả và chất lượng các hoạt động KTNB.
Gắn liền việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác KTNB với mục tiêu nâng cao chất lượng GD toàn diện của nhà trường, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong công tác dạy học và giáo dục.
Xây dựng lực lượng, đội ngũ kiểm tra phải đảm bảo người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có uy tín và kinh nghiệm trong công việc; đủ các thành phần phù hợp với nội dung kiểm tra, đảm bảo tính khoa học, tinh gọn và hiệu quả.
Xây dựng chế độ chính sách như giảm tiết dạy cho lực lượng tham gia công tác KTNB, tạo cơ chế thu hút đội ngũ giáo viên có năng lực, trách nhiệm nhiệt tình tham gia công tác KTNB trường học.
Mặt khác cũng cần thể chế hóa các văn bản về QL hoạt động KTNB, về quy chế chi tiêu tài chính phục vụ cho hoạt động KTNB.
3.2.3.3. Cách thức tiến hành biện pháp
Cần triển khai thực hiện các công việc sau:
- Xác định nhu cầu bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác KTNB trong nhà trường. Căn cứ vào tình hình thực tế của đội ngũ và yêu cầu công tác KTNB để xác định nhu cầu thực tế.
trường THCS (phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; năng lực chuyên môn vững vàng; nắm vững nghiệp vụ KT; kĩ năng giao tiếp, tư vấn tốt; kĩ năng thu thập dữ liệu, đánh giá, nhận xét; kĩ năng viết biên bản) làm cơ sở đề xuất nội dung bồi dưỡng.
- Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác KTNB có thể lồng ghép với kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên CBQL, giáo viên theo quy định của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT. Nhà trường cần tạo mọi điều kiện cho đội ngũ cán bộ làm công tác KTNB được thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Nhà trường có thể mời các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực thanh tra, KTNB về tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ làm công tác KTNB, đồng thời định kỳ xem xét tình hình thực tế để điều chỉnh các nội dung bồi dưỡng cho phù hợp.
- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề hoặc lồng ghép với các hoạt động sinh hoạt chuyên môn để tọa đàm trao đổi nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về công tác KTNB cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.
- Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ các các tổ chức ban ngành có liên quan, tổ chức cho đội ngũ cán bộ làm công tác KTNB được tham quan, nghiên cứu thực tế ở các cơ sở giáo dục để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác KTNB.
- Bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc bồi dưỡng cán bộ, cung cấp tài liệu, giáo trình, CSVC, phương tiện v..v, đảm bảo cho đội ngũ có đẩy đủ điều kiện thuận lợi để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về công tác KTNB.
- Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ được đi học các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ QLGD, sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KTNB để xem xét, đề xuất quy hoạch cán bộ nguồn cho nhà trường. Quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và hỗ trợ một phần kinh phí cho cán bộ, giáo viên có nguyện vọng đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thực hiện việc đánh giá, xếp loại công chức, viên chức và chuẩn nghề nghiệp giáo viên đảm bảo tính chính xác, công bằng và phản ánh đúng năng lực để công tác quy hoạch được tốt.
- Chú ý công tác quy hoạch đội ngũ để có hướng bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ KT viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng.
- Làm tốt công tác phát hiện những nhân tố mới để có đội ngũ kế cận và bổ sung