Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 86 - 87)

8. Cấu trúc đề tài

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên đây là 7 biện pháp quản lý công tác KTNB của các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam. Các biện pháp này tuy có tính độc lập tương đối với nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau nhằm mục đích giúp HT các trường THCS đổi mới và nâng cao chất lượng công tác KTNB trong nhà trường.

Nếu thực hiện tốt biện pháp 1 (Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác kiểm tra nội bộ ở trường THCS) thì nó sẽ là tiền đề để thực hiện tốt các biện pháp còn lại. Bởi vì, khi mọi người có nhận thức đúng đắn về công tác KTNB thì họ sẽ có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và sự hăng say, tích cực phối hợp cùng nhau để thực hiện tốt các giải pháp

Biện pháp 2 (Xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ năm học) nếu thực hiện tốt sẽ là cơ sở để thực hiện có hiệu quả biện pháp 3, 4, 5, 6, 7. Bởi vì, kế hoạch có xây dựng cụ thể, chi tiết, phù hợp với từng thời điểm thực tiễn về nhân sự, các điều kiện hỗ trợ; đồng thời, đảm bảo tính khoa học, khả thi và hiệu quả thì mới có thể thực hiện tốt các các biện pháp khác.

Biện pháp 3 (Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và chuẩn bị các điều kiện để triển khai công tác kiểm tra nội bộ) nếu thực hiện tốt thì sẽ hỗ trợ hoàn thành tốt kế hoạch KTNB đề ra.

Biện pháp 4 (Triển khai đồng bộ và hiệu quả các nội dung, hình thức kiểm tra nội bộ trong nhà trường ) là hiện thực hóa kế hoạch đã được xây dựng ở biện pháp 2.

Biện pháp 5 (Nâng cao hiệu quả sử dụng kết quả kiểm tra nội bộ nhằm góp phần đổi mới quản lý nhà trường ) và biện pháp 6 (Xây dựng hệ thống thông tin quản lý công tác kiểm tra nội bộ của trường THCS) là những biện pháp cần thiết để phát huy hiệu quả công tác KTNB.

Biện pháp 7 (Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm điều chỉnh công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường) nếu được áp dụng tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy các biện

pháp còn lại. Việc thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm sẽ giúp chúng ta có được những bài học bổ ích để điều chỉnh các khâu: kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra nội bộ trong những năm học sau.

Do đó, nếu thực hiện đồng bộ 7 biện pháp nêu trên sẽ đem lại hiệu quả cao cho công tác KTNB trường học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)