Quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 34)

8. Cấu trúc đề tài

1.4. Quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở trường trung học cơ sở

Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất và toàn diện nhất. Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà trường, ngoài việc tiến hành các hoạt động dạy và học thì một nội dung quan trọng đó là Hiệu trưởng cần phải thường xuyên KT công tác quản lý của chính mình. Nội dung tự KT công tác quản lý của HT bao gồm các vấn đề sau:

-Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch (kế hoạch năm học, học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần của nhà trường và các bộ phận); việc phân công chuyên môn phù hợp với trình độ đào tạo, năng lực và sở trường của GV, nhân viên trong nhà trường, sử dụng con người một cách hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện công tác KTNB có đảm bảo theo kế hoạch đã đề ra và hiệu quả của việc kiểm tra. Chỉ đạo công tác cải cách thủ tục hành chính, công tác tài chính phải thực hiện đảm bảo dựa trên văn bản hiện hành, nguyên tắc tài chính, kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản của nhà trường một cách hiệu quả, phát huy hết công năng của các loại tài sản trong nhà trường; thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên, học sinh một cách kịp thời, đầy đủ, thực hiện việc khen thưởng, có chính sách đãi ngộ, khen thưởng theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; việc thực hiện qui chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường nhằm tránh tình trạng gây mất dân chủ, mất đoàn kết trong nội bộ của nhà trường; công tác tham mưu, xã hội hóa giáo dục dựa trên tinh thần tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh, không để xảy ra tình trạng lạm thu trong nhà trường, gây dư luận không tốt và giảm uy tín của nhà trường; quản lý và tổ chức giáo dục học sinh; công tác phối kết hợp giữa các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.

Ngoài ra, Hiệu trưởng còn cần tự kiểm tra, đánh giá lề lối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của chính mình. Biết lắng nghe, không nên bảo thủ, tự đánh giá khách quan phẩm chất, năng lực và uy tín của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của người cán bộ quản lý trường học.

Để nhà trường phát triển một cách toàn diện phải thực hiện hài hòa công tác kiểm tra và tự kiểm tra của Hiệu trưởng. Việc tự kiểm tra giúp Hiệu trưởng hoàn thiện và đề ra các kế hoạch kiểm tra một cách cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Công tác KTNB giúp Hiệu trưởng kiểm tra được việc thực hiện của cán bộ (CB), GV, NV đối với kế hoạch, nghị quyết đã được đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)