Nguyên tắc triển khai công tác KTN Bở trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 26 - 30)

8. Cấu trúc đề tài

1.3.3. Nguyên tắc triển khai công tác KTN Bở trường THCS

Để công tác KTNB được triển khai và thực hiện một cách có hiệu quả thì việc thực hiện công tác KTNB phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nhất định, việc thực hiện kiểm tra phải dựa trên những quy định, những văn bản cụ thể và không thể thực hiện dựa trên tính chủ quan, suy đoán. Nguyên tắc của công tác KTNB là

những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở, nền tảng cho công tác KTNB nhà trường. Những nguyên tắc này phải phản ánh những nét đặc trưng của công tác KTNB trong trường học THCS. Công tác KTNB ở trường THCS phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

1.3.3.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế

Việc kiểm tra được tổ chức và hoạt động phải dựa trên cơ sở pháp luật quy định, tất cả tuân thủ theo pháp luật và không ai có thể can thiệp và không thể có tuỳ tiện trong tổ chức và hoạt động kiểm tra. Những nội dung, quy định kiểm tra được thể hiện trong các văn bản hướng dẫn phải đầy đủ tính pháp lý, không thực hiện trên ý kiến chủ quan của cá nhân. Những cơ sở pháp lý chính của KTNB trong trường THCS là:

- Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010.

- Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009.

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 31/2011/NĐ-CP; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP của chính phủ hướng dẫn thi hành luật giáo dục.

- Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục.

- Thông tư 39/2013/TT-BGD ĐT ngày 4/12/2013 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.

- Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông; Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09/6/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT ngày 17/7/2017 ban hành hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

- Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT ngày 16/9/2015 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập.

- Chỉ thị năm học (hàng năm) của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở, Phòng GD&ĐT; Kế hoạch GD hằng năm của nhà trường; Kế hoạch kiểm tra nội bộ hằng năm của nhà trường.

+ Mọi hoạt động trong KTNB phải tuân theo các quy định của pháp luật, các quy chế, quy định cụ thể.

+ Những hoạt động KTNB mà không đảm bảo tính pháp lý đều sai, cá nhân nào đều là phạm và tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử lý theo quy định.

1.3.3.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan

Trong quá trình quản lý, thực hiện công tác KTNB, người Hiệu trưởng phải tuyệt đối tuân thủ các văn bản hướng dẫn về công tác kiểm tra của Bộ GD&ĐT quy định, phải dựa trên chuẩn mực có tính pháp quy, các kế hoạch hay Nghị quyết của tập thể. Đây cũng là nguyên tắc rất quan trọng của KTNB. Kết quả KTNB phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng được KT. Tránh định kiến, suy diễn cũng như tránh làm hình thức, giả tạo.

Tóm lại nguyên tắc này yêu cầu:

+ Người làm công tác KTNB không vì mục đích của bất kỳ cá nhân, đơn vị nào mà xem xét, đánh giá các sự việc, hiện tượng theo ý chủ quan của mình, cũng như tránh định kiến, suy diễn dẫn đến sai lệch kết quả KT.

+ Việc thực hiện công tác KTNB phải căn cứ vào các chuẩn mực đã quy định, tránh áp đặt chủ quan của người KT vào các hoạt động KT.

+ Các minh chứng đưa ra trong kết luận kiểm tra về một sự việc, hiện tượng phải tuyệt đối chính xác để không làm cho kết quả kiểm tra bị sai lệch. Dẫn đến quá trình phát huy những thế mạnh đã có, khắc phục các tồn tại không đúng với thực trạng đang được KT.

1.3.3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

KTNB phải có tác dụng đôn đốc thúc đẩy công việc thực hiện ngày càng tốt hơn. KTNB không phải để “bới lông tìm vết”. Đặc biệt, trong giáo dục còn phải tính đến hiệu quả giáo dục trong hoạt động KT. Như dự giờ tiết dạy trên lớp của giáo viên nhưng có hiện tượng giáo viên đã “dạy trước” thì không những không đánh giá đúng thực trạng hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò mà còn đưa tới tác dụng giáo dục không tốt đối với học sinh.

KTNB phải giúp cho nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý của mình nhờ những thông tin xác thực về hoạt động của đối tượng được quản lý và hoạt động của các cấp quản lý trong nhà trường.

Ngoài ra, còn phải tính đến tính đến hiệu quả kinh tế trong kiểm tra, nghĩa là các lợi ích mà kiểm tra mang lại phải lớn hơn các chi phí cùng hậu quả do kiểm tra gây ra.

* Tóm lại nguyên tắc này yêu cầu:

+ Hoạt động KTNB phải đạt được mục tiêu đã đặt ra với chi phí ít nhất. Hiệu quả kiểm tra còn được thể hiện bằng những kết luận chính xác, qua đó giúp cán bộ quản lý có những điều chỉnh hợp lý nhằm đạt tới mục tiêu và nâng cao chất lượng hoạt động.

+ Người hiệu trưởng phải biết phối hợp, vận dụng một cách linh hoạt các nguyên tắc kiểm tra, tổ chức kiểm tra khoa học và hiệu quả.

1.3.3.4. Nguyên tắc đảm bảo kế hoạch

KTNB là một chức năng quản lý quan trọng của người hiệu trưởng, việc kiểm tra phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và theo kế hoạch đã đề ra, không phải “khi có vấn đề” mới kiểm tra. Bên cạnh đó, khi phát hiện có vấn đề bất thường trong viêc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, HT có thể tiến hành kiểm tra đột xuất một số hoạt động nhằm điều chỉnh kế hoạch giáo dục. Kế hoạch KTNB phải được xây dựng từ đầu năm, với nhiệm vụ KT cụ thể từng tuần, KT từng người giáo viên, nhân viên hoặc KT từng nội dung kiểm tra cụ thể.

* Tóm lại nguyên tắc này yêu cầu:

+ Hoạt động KTNB phải được xác định trong toàn bộ kế hoạch năm học nhằm hỗ trợ tích cực cho việc triển khai các chức năng quản lý khác.

+ Kế hoạch KTNB phải được xây dựng ngay từ đầu năm học theo chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.3.3.5. Nguyên tắc đảm bảo tính công khai

Đây là nguyên tắc thể hiện tính dân chủ, công khai trong quản lý. Kế hoạch kiểm tra hàng tháng, học kỳ năm học cần công khai nội dung kiểm tra, đối tượng được kiểm tra. Cần phải động viên, thu hút cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra bên ngoài thành quá trình tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường

* Tóm lại nguyên tắc này yêu cầu:

+Những gì có liên quan đển công tác KTNB hoặc một cuộc kiểm tra cụ thể (mục

đích, nội dung, chủ thể kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra, thông báo kết quả kiểm tra,...) phải được thông báo đầy đủ cho mọi cá nhân, đơn vị có trách nhiệm và có liên quan.

+ Trong quá trình KT, tổ KT hoặc chủ thể được KT phải thực hiện tốt thông tin 2

chiều; trước khi thông báo kết quả KT phải tham khảo ý kiến các thành viên trong tổ KT và ý kiến của đối tượng được KT.

1.3.3.6. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục

Yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của nguyên tắc này là có lý, có tình; thực hiện KTNB là để hiểu biết công việc, là để giúp đỡ người được kiểm tra thấy được điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân để có biện pháp khắc phục các tồn tại, phát huy những điểm mạnh đã có. Kiểm tra phải mang tính thiện chí, tính giáo dục bộc lộ ở mục đích, nội dung, phương pháp KT. Bảo đảm tốt nguyên tắc này sẽ tạo được quá trình KT thành tự kiểm tra. Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong môi trường giáo dục nhà trường.

* Tóm lại nguyên tắc này yêu cầu:

Người hiệu trưởng phải có tâm, có tầm, có sự bao dung, trung thực và đảm bảo công tâm, khách quan, công bằng, bình đẳng trong quá trình thực hiện kiểm tra.

Nhìn chung, các nguyên tắc trên có liên quan, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Tùy từng mục đích, nội dung, đối tượng và tình huống kiểm tra cụ thể mà hiệu trưởng vận dụng

các nguyên tắc hoặc phối hợp tối ưu giữa chúng một cách linh hoạt và sáng tạo nhằm mang lại hiệu quả tối ưu trong công tác KT.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)