8. Cấu trúc đề tài
2.1.4. Phương pháo khảo sát
Để có được những tư liệu chính xác về thực trạng công tác KTNB trường học và quản lý công tác KTNB trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, tôi sử dụng các phương pháp như sau:
Phương pháp nghiên cứu hồ sơ: tìm hiểu, phân tích hồ sơ, tài liệu về công tác KTNB trường học và quản lý công tác KTNB trường học trong thời gian qua.
Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi: khảo sát thu thập các thông tin để nắm rõ thực trạng công tác KTNB trường học và quản lý công tác KTNB trường học.
Phương pháp phỏng vấn: trao đổi, phỏng vấn thu thập một số thông tin về công tác KTNB trường học và quản lý công tác KTNB trường học.
Phương pháp thống kê toán học: dùng toán học, tin học để phân tích, xử lý kết quả khảo sát.
Qua điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi, phiếu khảo sát và kết hợp hỏi ý kiến trực tiếp của cán bộ, giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn huyện; sử dụng các báo cáo và tài liệu liên quan; tùy theo từng nội dung, từng loại phiếu để tổng hợp, tính điểm trung bình, tỉ lệ phần trăm, phân tích số liệu thu được và đánh giá, rút ra thực trạng và tìm nguyên nhân hạn chế về công tác KTNB trường học và quản lý công tác KTNB trường học tại các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Để đánh giá thực trạng về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các nội dung của công tác KTNBTH và quản lý công tác KTNBTH, tác giả đánh giá theo 2 phương pháp
- Phương pháp theo tỷ lệ % (Tốt, Khá, Trung bình, Yếu, kém).
-Phương pháp tính trung bình: quy ước Tốt: 05 điểm (5); Khá: 04 điểm (4); Trung bình: 03 điểm (3); Yếu: 02 điểm (2), Kém:01 điểm (1).
+ Mức Kém : từ 1 đến 1,80 điểm. + Mức Yếu : từ 1,81 đến 2,60 điểm + Mức Trung bình : từ 2,61 đến 3,40 điểm + Mức Khá : từ 3,41 đến 4,20 điểm + Mức Tốt : từ 4,21 đến 5,00 điểm