Thực trạng xây dựng kế hoạch công tác KTNB

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 57 - 59)

8. Cấu trúc đề tài

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch công tác KTNB

Xây dựng kế hoạch là bước đầu tiên cũng là khâu quan trọng nhất; kế hoạch có cụ thể, có phù hợp điều kiện thực tế thì các bước tiếp theo mới đạt kết quả cao. Đối với cấp THCS dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Phòng GDĐT huyện Tây Giang do đó hằng năm cứ vào đầu năm học, căn cứ và vận dụng Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ, Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ GDĐT, Chỉ thị nhiệm vụ năm học, văn bản chỉ đạo về công tác thanh tra, kiểm tra của Bộ GDĐT, hướng dẫn công tác KTNB trường học của Sở GDĐT và Phòng GDĐT; trên cơ sở đó, hiệu trưởng các đơn vị, căn cứ tình hình thực tế về: Đội ngũ; cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và các điều kiện cần thiết khác để xây dựng kế hoạch công tác KTNB trường học. Khi xây dựng kế hoạch công tác KTNB, các trường thường vận dụng một số nội dung trọng tâm của thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của mỗi đơn vị; để hoạch định lịch trình kế hoạch công tác KTNB trường học theo năm học, từng học kỳ

và cụ thể từng tháng; từng nội dung trong đó, thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa các cá nhân, tổ chức và các đoàn thể trong nhà trường.

Để nắm rõ thực trạng về thực hiện xây dựng kế hoạch công tác KTNB trường học, tác giả khảo sát bằng phiếu hỏi ý kiến của đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên các trường THCS trên địa bàn huyện; kết quả thu như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ tại các trường THCS

TT NỘI DUNG KIỂM TRA

Mức độ thực hiện Điểm trung bình Tốt (5) Khá (4) Trung bình (3) Yếu (2) Kém (1) 1

Kế hoạch được xây dựng căn cứ các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác KTNB.

24 31 26 3 0 3,90

2

Nội dung kế hoạch được xác định trên cơ sở nghiên cứu nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế của nhà trường.

46 23 15 0 0 4,37

3

Kế hoạch được thiết kế dưới dạng sơ đồ hóa, đảm bảo tính khoa học và toàn diện

11 24 34 15 0 3,37

4

Kế hoạch được phổ biến, công bố công khai trong nhà trường từ đầu năm học

25 40 13 6 0 4,00

5

Tình hình thực hiện kế hoạch được định kỳ đánh giá và công bố trước Hội đồng sư phạm

15 23 35 11 0 3,50

6 Ban hành kế hoạch kiểm tra

chính thức. 23 33 18 10 0 3,82

Nhận xét

Để khảo sát thực trạng công tác xây dựng kế hoạch KTNB ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang, tác giả ngoài khảo sát ý kiến theo Bảng 2.9. Thực trạng

xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ; đã tham khảo hồ sơ lưu trữ về công tác

KTNB ở các trường THCS. Kết quả cho thấy các trường có đầy đủ kế hoạch KTNB, nội dung kế hoạch KTNB tương đối rõ ràng, cụ thể. Trao đổi với đội ngũ CBQL của các trường THCS, chúng tôi cũng nhận thấy nhận thức của đội ngũ CBQL về công tác này

là tốt. Đa số các thầy cô đều đánh giá rất cao tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch KTNB, cho rằng đây là yếu tố tiên quyết, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác KTNB

Về quy trình xây dựng kế hoạch KTNB, các trường đã thực hiện các bước, đó là xác định căn cứ văn bản chỉ đạo, căn cứ tình hình thực tế, dự thảo, xin ý kiến tư vấn, chỉnh sửa hoàn thiện và kí ban hành… KT hồ sơ, kế hoạch KTNB của các trường THCS cho thấy các kế hoạch KTNB đã được xây dựng tương đối đầy đủ, chi tiết, thể hiện được hầu hết các lĩnh vực của công tác KTNB ở trường THCS.

Qua trao đổi ý kiến, tìm hiểu thực tế và căn cứ kết quả phiếu khảo sát cho thấy trong công tác xây dựng kế hoạch KTNB ở các trường THCS còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Một nội dung quan trọng trong việc xác định tính hiệu quả, tính khả thi của kế hoạch, đó chính là chú ý tìm hiểu nhu cầu của giáo viên, nhân viên. Thực tế là khi xây dựng kế hoạch KTNB cấp trường, các trường chủ yếu dựa vào kế hoạch KTNB của Phòng GD&ĐT và cơ bản dựa vào kế hoạch KTNB của nhà trường ở các năm trước, mà chưa chú ý tìm hiểu nhu cầu, mong đợi của các đối tượng liên quan đến việc thực hiện KTNB.

- Một số kế hoạch KTNB chưa cập nhật KT các nội dung mới được triển khai trong năm học do tình trạng sao chép kế hoạch KTNB của các năm học trước và sao chép kế hoạch của các trường khác.

- Trao đổi với một số HT các trường THCS, họ đưa ra lý do rằng đầu năm học có quá nhiều kế hoạch cần phải xây dựng nên khó có thể đầu tư chu đáo cho bất kỳ một kế hoạch nào. Mặt khác, vì chỉ là kế hoạch nên họ có thể điều chỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện KT, không nhất thiết phải đề ra một kế hoạch quá hoàn hảo, chính xác đến từng nội dung cụ thể. Thực trạng này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện công tác KTNB ở một số trường chưa đạt hiệu quả cao.

- Từ các phân tích trên để xây dựng kế hoạch công tác KTNB có tính khả thi và thực hiện có hiệu quả, HT các trường cần qụan tâm, lưu ý một số nội dung như: Nội dung kiểm tra phải đầy đủ theo chỉ đạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị, tránh tình trạng đưa nhiều nội dung KT nhưng thực hiện không hiệu quả; cần xin ý kiến của Hội đồng trường để hoàn thiện kế hoạch; thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho đội ngũ và đảm bảo các điều kiện cho công tác KTNB.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ tại các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)