Nội dung, kế hoạch HĐGDNGLL cho H Sở cáctrường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 26 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Nội dung, kế hoạch HĐGDNGLL cho H Sở cáctrường THCS

Nội dung HĐGDNGLL cần xác định trọng tâm là tạo điều kiện cho HS quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực tìm tòi những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho HS. Theo đó, nội dung HĐGDNGLL rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng - chống bạo lực học đường, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội... Nội dung giáo dục của HĐGDNGLL cần thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. Có thể phân chia nội dung HĐGDNGLL thành các nội dung chính sau:

a) Tư tưởng - Văn hóa

Hoạt động thuộc lĩnh vực tư tưởng - văn hóa là những hoạt động giúp HS tiếp cận với các vấn đề như:

- Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05- CT/TW của Bộ Chính trị; tích hợp giảng dạy nội dung đạo đức Hồ Chí Minh vào các môn học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa trong Nhà trường;

- Giáo dục đạo đức, giá trị sống, kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội cho HS; ngăn chặn kịp thời hiện tượng bạo lực học đường và các hành vi thiếu văn hóa trong trường;

- Tổ chức cho HS tập luyện, tìm hiểu về truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc Cơtu, tổ chức giao lưu văn nghệ trong các dịp lễ lớn.

- Giáo dục tư tưởng chính trị, văn hóa, truyền thống, lòng yêu quê hương đất nước cho HS; tạo môi trường để HS rèn luyện kỹ năng thực hành; làm tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trong trường học.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục những gương người tốt, việc tốt trong đơn vị và địa phương; những tấm gương HS tiêu biểu dũng cảm cứu người để giáo dục các em.

b) Chính trị - xã hội

Hoạt động thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội là những hoạt động giúp HS tiếp cận với các vấn đề về chính trị, xã hội của cộng đồng, dân tộc, đất nước như:

- Các ngày lễ lớn, các sự kiện về chính trị, xã hội trong nước và quốc tế hoặc những sự kiện ở địa phương.

- Tình hình thời sự và các sự kiện chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá nổi bật đang được quan tâm trong nước và quốc tế.

- Những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của địa phương.

- Nội quy nhà trường, những quy định về pháp luật như: luật giao thông, trật tự công cộng, những chính sách lớn của nhà nước như dân số, bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, tiết kiệm năng lượng.

- Các vấn đề xã hội, chính trị trong và ngoài nước như: quyền trẻ em, những thành tựu kinh tế, văn hoá ở địa phương, vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu, hòa bình, hợp tác, đoàn kết và hữu nghị.

- Các hoạt động kết nghĩa, giao lưu với các trường, các lớp, các cơ sở sản xuất, đơn vị sự nghiệp...

- Các hoạt động lễ hội, hoạt động văn hoá, truyền thống ở địa phương.

- Các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện khác như thăm hỏi và giúp đỡ các gia đình, các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt ở địa phương, các bạn trong lớp trong trường đau yếu, khuyết tật, nghèo khó. Chia sẻ với các bạn cùng trang lứa trong nước hoặc quốc tế gặp khó khăn về thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh.

- Phụ trách sao nhi đồng ở nhà trường và ở địa phương.

- Các hoạt động tình nguyện như giúp đỡ các bạn học kém, người khuyết tật, ốm yếu, bệnh tật, các bạn HS con em gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình neo đơn, giúp đỡ công việc tại các công trình phúc lợi, công trình công cộng, bệnh viện, thôn bản; giúp đỡ những người nghèo khó xung quanh, làm các công việc mang tính chất động viên, giúp đỡ tại bệnh viện; hoạt động bảo vệ môi trường, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tạo môi trường xanh - sạch - đẹp, bảo vệ tự nhiên, hoạt động trồng cây, tạo thói quen sinh hoạt ít gây ô nhiễm môi trường.

Hoạt động thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội giúp các em HS được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm, tâm tư nguyện vọng và sự quan tâm của bản thân đối với các vấn đề thông tin thời sự, chính trị của đất nước, vận dụng những kiến thức đã học của các bộ môn học vào cuộc sống thực tiễn, đồng thời giúp các em quan tâm hơn đến những sự kiện xung quanh, từ đó giáo dục các giá trị cho HS như: tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, đồng cảm, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc, giúp các em sống có ý thức hơn với cộng đồng.

c) Khoa học - kỹ thuật

Hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học - kỹ thuật giúp HS bước đầu tiếp cận với các ngành khoa học liên quan tới việc phát triển kỹ thuật và thiết kế các sản phẩm trong đó

có ứng dụng các kiến thức của các môn khoa học vào thực tiễn cuộc sống. Thông qua các hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học - kỹ thuật HS có thể tìm hiểu về khoa học theo các chuyên đề như: môi trường tự nhiên, thế giới quanh ta…; ngoài ra, các em HS có thể tham quan các cơ sở sản xuất - các công trình khoa học, xem triển lãm hoặc nghe nói chuyện về thành tựu khoa học kỹ thuật hay thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học phù hợp lứa tuổi. Lĩnh vực khoa học - kỹ thuật còn giúp HS tìm hiểu về các danh nhân, nhà bác học, những tấm gương ham học, say mê phát minh, sáng chế, hoặc tìm hiểu về các ngành nghề trong xã hội hay đưa ra những sáng kiến, ý tưởng hay về khoa học được áp dụng trong thực tiễn cuộc sống.

d) Văn hoá - nghệ thuật

Đây là lĩnh vực nội dung khá rộng của hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông. Có thể xem lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật bao gồm lối sống, phong tục, những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra như: văn học, thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, những phương tiện truyền thông, âm nhạc, kịch, múa, và những môn nghệ thuật trình diễn khác. Lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật ở trường phổ thông giúp HS tìm hiểu và khám phá về văn hoá, nghệ thuật từ đó bước đầu giúp các em phát hiện ra năng lực, tố chất và sở thích, khả năng, năng khiếu thực sự của bản thân để có thể tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, hứng thú. Các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật mà trường phổ thông có thể tổ chức cho HS tham gia như:

- Sinh hoạt văn nghệ: thơ ca, múa hát, nhảy, kịch ngắn, kể chuyện, âm nhạc... được thể hiện dưới các hình thức khác nhau như hình thức văn nghệ xen kẽ trong một hoạt động của lớp hoặc trường, hình thức thi hoặc biểu diễn chào mừng ngày kỉ niệm, hình thức hội diễn.

- Đọc sách, báo, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ. Thảo luận, trao đổi ý kiến về những cuốn sách hay, những bộ phim, vở kịch có ý nghĩa, có giá trị về nhân văn, đạo đức.

- Tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử.

- Thi khéo tay và trưng bày triển lãm những sản phẩm và thành tích nhân các ngày hội của trường hoặc trong một hoạt động tập thể theo chủ đề của lớp.

- Tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống, nghề truyền thống, "Tết cổ truyền, phong tục tập quán, tranh dân gian, trò chơi dân gian, âm nhạc dân gian, kiến trúc cổ, văn hoá phi vật thể.

- Giáo dục di sản văn hoá và giáo dục truyền thống như truyền thống văn hoá, truyền thống đạo đức, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, yêu nước.

đ) Vui chơi - giải trí

Vui chơi - giải trí là một trong các yếu tố để duy trì và phát triển các phong trào và đoàn thể thanh thiếu niên. Vui chơi - giải trí giúp các em được thư giãn sau những

giờ học mệt mỏi với những bài vở, lý thuyết ở trong nhà trường. Bên cạnh chức năng thư giãn vui chơi - giải trí còn chuyển tải những bài học về đạo đức, nhân bản, luân lý, giá trị... đến với HS một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn. Vui chơi - giải trí giúp cho các em tiếp thu bài học một cách hiệu quả hơn. Vui chơi - giải trí được tổ chức dưới những hình thức hoạt động như: Ca hát, nhảy múa, dân vũ, khiêu vũ; các vở kịch, tiểu phẩm hài, múa hát sân trường; các trò vui chơi giải trí như: các loại trò chơi vận động, trò chơi thể thao, trò chơi trí tuệ, trò chơi dân gian... xen kẽ trong các tiết sinh hoạt tập thể của lớp, hoặc trong giờ ra chơi, trong các ngày hội.

e) Lao động công ích

Lao động công ích là việc cá nhân đóng góp một phần sức lao động của mình để tham gia xây dựng, tu bổ các công trình công cộng vì lợi ích chung của cộng đồng nhằm duy trì, bảo tồn các công trình công cộng cũng như kịp thời phòng, chống và khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh. Trong nhà trường, lao động công ích được hiểu là sự đóng góp sức lao động của HS cho các công trình công cộng của nhà trường hoặc địa phương nơi các em sinh sống.

Lao động công ích giúp HS hiểu được giá trị của lao động, từ đó biết trân trọng sức lao động và có ý thức bảo vệ, giữ gìn những thành quả lao động, những công trình công cộng. Thông qua lao động công ích HS được rèn luyện các kỹ nãng sống như: kỹ năng hợp tác, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng lập kế hoạch. Các hoạt động công ích HS có thể tham gia ở nhà trường và địa phương là: Vệ sinh vườn trường, sân trường, khu học tập, lớp học, khu nội trú HS, nhà ăn HS, môi trường xung quanh nhà trường; trồng cây, trồng hoa và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, cây xanh... làm đẹp khuôn viên trường lớp; tham gia lao động trong các công trình công cộng, của nhà trường, trong các cơ sở sản xuất của nhà trường như vườn trường, sân chơi; tu sửa bàn ghế, giường ngủ, trường lớp, trang trí lớp học, phòng ở; vệ sinh đường làng, ngõ xóm, các công trình công cộng; trồng và chăm sóc cây xanh nơi công cộng; chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử, các công trình công cộng, di sản văn hoá;…

g) Thể dục thể thao

Thể dục thể thao là lĩnh vực không thể thiếu trong các hoạt động chung ở trường trung học cơ sở, bởi nó giúp các em HS nâng cao sức miễn dịch cơ thể và giúp ngăn ngừa các loại bệnh tật, đồng thời nâng cao thể lực, sức khoẻ tinh thần, rèn luyện bản thân và giúp phát triển chiều cao, có sức khoẻ để học tập tốt hơn. Ngoài ra, các môn thể thao đồng đội cũng rèn luyện cho HS tinh thần đoàn kết, kỹ năng hợp tác. Trong bất kỳ môn thể thao đồng đội nào, yếu tố đoàn kết là quan trọng nhất để giành chiến thắng. Các hoạt động thể dục thể thao thường được tổ chức ở trường như:

- Tập thể dục buổi sáng, giữa giờ chống mệt mỏi: tổ chức vào buổi sáng, trong các giờ ra chơi hàng ngày theo khối lớp hoặc toàn trường với các nội dung và hình thức khác nhau như thể dục thư dãn, thể dục nhịp điệu, dân vũ, trò chơi tập thể...

- Tập và chơi thể thao: có thể thành lập các đội hoặc Câu lạc bộ thể dục thể thao theo lớp hoặc khối lớp như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, điền kinh, cờ vua, cầu lông, đá cầu... có kế hoạch tập luyện, lịch thi đấu.

h) Định hướng nghề nghiệp

Định hướng nghề nghiệp là một nội dung quan trọng của hoạt động hướng nghiệp cho HS, thông qua hoạt động này, HS có được những kiến thức hiểu biết và nắm bắt được thực tiễn về nghề nghiệp, giúp các em có cơ sở để nhìn lại khả năng của bản thân và định hướng nghề sau này.

1.3.3. Các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)