Tăng cường công tác quản lý HS tham gia HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 80 - 83)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Tăng cường công tác quản lý HS tham gia HĐGDNGLL

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

phần tham hoạt động quản lý, chỉ đạo và triển khai tốt HĐGDNGLL của nhà trường, đồng thời quản lý được nề nếp, tác phong của HS khi tham gia HĐGDNGLL qua đó giúp các em phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của mình đáp ứng đúng mục tiêu của HĐGDNGLL.

3.2.3.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện

Về nội dung, chương trình phải thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học, tiến trình giờ học, tiến trình thực hiện kịch bản của HĐGDNGLL và cách thức nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS. Nội dung dựa trên cơ sở một chương trình chuẩn và đảm bảo tính phổ thông, toàn diện và hướng nghiệp.

Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học đã được quy định trong Luật giáo dục, đó là: “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Có thể coi quan điểm phát huy tính tích cực của HS là định hướng chung cho việc đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL.

Đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội hiện nay là một việc làm mang tính tất yếu. Nhà trường cần quán triệt đổi mới phương pháp giáo dục cả trong quá trình dạy học lẫn việc tổ chức các HĐGDNGLL cho HS. Có thể coi đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL là việc làm cần thiết trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông.

Hình thức tổ chức HDGDNGLL phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động trong hoạt động, làm sao huy động, thu hút được mọi HS tham gia hoạt động và thể hiện tốt nhất năng lực, năng khiếu, sở trường của mình khi tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường, đánh giá được khả năng tiếp cận kiến thức, khả năng làm việc của mình và của người khác để từ đó cùng hợp tác thực hiện những việc được giao phó. Thông qua HĐGDNGLL sẽ làm tăng thêm sự phát triển về phẩm chất, nhân cách và cùng tham gia các hoạt động giáo dục toàn diện nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.

*Đối với việc đổi mới nội dung HĐGDNGLL

- Ban chỉ đạo HĐGDNGLL và GVCN phải nắm chắc nội dung hoạt động của từng chủ điểm/chủ đề hàng tháng, mỗi chủ điểm/chủ đề có mục tiêu giáo dục riêng, từ mục tiêu đó định hướng cho GV xây dựng nội dung cho hoạt động của chủ điểm/chủ đề hàng tháng.

- Từ nội dung hoạt động chủ điểm/chủ đề hàng tháng, Ban chỉ đạo HĐGDNGLL định kỳ họp hàng tháng để bàn thống nhất nội dung tổ chức HĐGDNGLL phù hợp với đơn vị của mình. Bên cạnh đó, thống nhất một số nội dung tích hợp cần thiết trong xã hội, cộng đồng hiện nay mà GV, HS, phụ huynh luôn quan tâm để nội dung hoạt động thêm đa dạng, phong phú, sinh động tạo không khí sôi nổi, hứng thú cho HS qua đó

gây hứng thú được HS tham gia tích cực, nhiệt tình hơn.

- Từ nội dung của Ban chỉ đạo HĐGDNGLL, GVCN chủ động cụ thể hóa thành nội dung cho hoạt động của từng tuần. Sau mỗi chủ điểm/chủ đề hàng tháng, GVCN và HS phải tổng kết nội dung hàng tháng để kiểm tra đã triển khai đầy đủ chưa, có phù hợp không, nội dung có đa dang, phong phú và hấp dẫn được HS tham gia không và cần bổ sung nội dung gì. Những ý kiến này GVCN trình lên Ban chỉ đạo HĐGDNGLL để có hướng điều chỉnh, bổ sung cho chủ điểm/chủ đề tháng tiếp theo.

*Đối với việc đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL

- Phương pháp tổ chức HĐGDNGLL phải phù hợp với nội dung kế hoạch hàng tuần, hàng tháng. Phải đa dạng hóa các phương pháp tổ chức HĐGDNGLL, tránh lặp đi lặp lại một vài phương pháp quen thuộc với HS sẽ dễ gây ra sự nhàm chán đối với các em. Ngoài ra phương pháp tổ chức HĐGDNGLL phải rất linh hoạt sao cho phù hợp với tình hình đặc điểm tâm sinh lý HS, điều kiện của từng trường, từng địa phương, đáp ứng được những yêu cầu đời sống thực tiễn đặt ra.

- Hàng năm sau khi xây dựng xong kế hoạch HĐGDNGLL, Ban chỉ đạo HĐGDNGLL ở mỗi trường nên tổ chức tập huấn cho GVCN, cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội về phương pháp tổ chức HĐGDNGLL như: phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống, phương pháp giao nhiệm vụ, phương pháp trò chơi, phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu, phương pháp diễn đàn.

- Sau khi xây dựng kế hoạch hoạt động cho lớp mình, GVCN giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ lớp sẽ phân công nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm, cá nhân. Điều này sẽ giúp các em phát huy được tính chủ động, sáng tạo, khả năng thích ứng trong mọi tình huống, các em có thể tự giải quyết được những vấn đề nảy sinh. GVCN có kế hoạch kiểm tra tiến trình HS trong lớp thực hiện đến đâu, có khó khăn gì để đóng góp ý kiến xây dựng cho hoàn chỉnh kế hoạch, phương pháp tổ chức nhằm đạt kết quả cao trong việc tổ chức HĐGDNGLL.

*Về đổi mới hình thức tổ chức HĐGDNGLL

- HĐGDNGLL ở trường THCS rất phong phú, đa dạng và được thực hiện chủ yếu thông qua 3 hình thức tổ chức cơ bản là: Tiết chào cờ đầu tuần; Tiết hoạt động tập thể của lớp hàng tuần; Hoạt động giáo dục theo chủ điểm/chủ đề hàng tháng.

- Tùy theo chủ điểm/chủ đề hàng tháng, Ban chỉ đạo HĐGDNGLL có thể hướng dẫn GVCN có hình thức tổ chức phù hợp, có thể tổ chức dưới sân trường, tại lớp học, tại hội trường hay mở rộng ra bên ngoài nhà trường với một số hình thức tổ chức như: Hội diễn, thi đấu, diễn đàn, sinh hoạt tập thể, tham gia dã ngoại…

- Hiệu trưởng các trường cần có biện pháp khuyến khích, khen thưởng, động viên GVCN, HS các lớp thay đổi hình thức tổ chức cho phong phú nhằm cuốn hút đông đủ HS tham gia để nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)