Nội dung quản lý hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 35 - 40)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS

1.4.2.1. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS

Quản lý mục tiêu HĐGDNGLL ở trường THCS là nhằm đảm bảo các quy định về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ để hình thành và phát triển cho HS những phẩm

chất và năng lực chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí bản thân. Với mục tiêu HĐGDNGLL là cầu nối nhà trường với thực tiễn cuộc sống, chính vì thế cần phải xác định thực tiễn cuộc sống ở đây bao gồm những gì. Suy cho đến cùng, mọi sự giáo dục là chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai, chuẩn bị những điều kiện về trí tuệ, văn hóa - đạo đức, cảm xúc và sức khỏe cho một người lao động, một công dân của tương lai có ích cho đất nước.

Quản lý việc thực hiện mục tiêu HĐGDNGLL nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tổ chức hoạt động góp phần thực hiện mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của bậc học. Người quản lý có nhiệm vụ chỉ đạo cho GV thể hiện được mục tiêu của HĐGDNGLL thông qua các khâu chuẩn bị, tổ chức các hoạt động và kiểm tra đánh giá kết quả.

1.4.2.2. Quản lý nội dung, chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Đây là chức năng quan trọng trong công tác quản lý của hiệu trưởng định hướng cho HĐGDNGLL tại trường trong từng thời điểm của năm học. Quản lý nội dung chương trình HĐGDNGLL là quản lý việc xây dựng chương trình khung có tính hệ thống, đảm bảo sự nhất quán và không bị trùng lặp. Chương trình HĐGDNGLL phải đảm bảo cân đối, phù hợp trong các hoạt động của nhà trường, nếu thời lượng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến học văn hoá, ngược lại quá ít sẽ khó thực hiện có được kết quả hình thành được những phẩm chất đạo đức và kỹ năng cần thiết cho HS. Người quản lý phải chỉ đạo và kiểm tra người dạy thể hiện được các nội dung trong chương trình HĐGDNGLL thông qua việc xây dựng và phát triển chương trình, chuẩn bị, tổ chức các HĐGDNGLL, đánh giá kết quả của người học.

Quản lý nội dung HĐGDNGLL: Để quản lý nôi dung HĐGDNGLL đạt hiệu quả hiệu trưởng cần nắm bắt yêu cầu giáo dục của từng độ tuổi HS cụ thể trong chương trình giáo dục, chỉ đạo đảm bảo để chương trình được thực hiện đầy đủ, toàn diện không cắt xén, đặc biệt là các HĐGDNGLL và ngoại khóa. Việc chỉ đạo chương trình và nội dung giáo dục phải đảm bảo tính nguyên tắc, tính hệ thống nhưng phải linh hoạt, sáng tạo, tránh máy móc, cứng nhắc.

Các HĐGDNGLL được tổ chức và thực hiện trong thể thốngnhất của chương trình giáo dục. Có thể nội dung không phải là vấn đề có học trên lớp, nhưng nó phải liên quan đế kiến thức đã được học, không chấp nhận kiến thức trong HĐGDNGLL là điều hoàn toàn xa lạ với HS. Bên cạnh truyền thụ tri thức, nội dung của HĐGDNGLL còn phải gắn chặt với việc giáo dục tình cảm. Công tác giáo dục tư tưởng cho HS phải gắn bó mật thiết với thực tế cuộc sống. Trong quá quản lý nội dung chương trình, phương pháp và các hình thức tổ chức các HĐGDNGLL cần quán triệt các nguyên tắc giáo dục: giáo dục cần gắn với lao động sản xuất, gia đình - nhà trường - xã hội. Giáo dục trong lao động, trong tập thể, thống nhất ý thức và hành động, tôn trọng các nhân HS, kết hợp vai trò hướng dẫn, chỉ đạo của GV với vai trò tích cực, chủ động của HS,

tính phù hợp với đặc điểm lứa tuổi…

Chất lượng HĐGDNGLL là thể hiện mức độ đạt được mục tiêu đề ra trong chương trình, kế hoạch đối với từng hoạt động cụ thể. Để việc quản lý thực hiện các HĐGDNGLL đạt chất lượng, đỏi hỏi người Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL theo tuần, tháng, học kỳ, năm cụ thể, khoa học và khả thi. Quá trình xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL phải có sự tham gia của GV, HS và các lực lượng xã hội. Kế hoạch xây dựng theo hai chiều: từ các lớp lên các khối, từ các khối lên trường và ngược lại. Ngay từ đầu năm học, đầu học kỳ, lãnh đạo nhà trường cần phải thông qua chương trình kế hoạch HĐGDNGLL do các GV phụ trách xây dựng lên. Kế hoạch này nhất định không phải là một công tác tách rời những chủ trương yêu cầu giáo dục chung của nhà trường. Ngược lại kế hoạch HĐGDNGLL cần phản ánh được những trọng tâm giáo dục, truyền đạt tri thức (cũng cố mở rộng, nâng cao) và giáo dục tư tưởng đạo đức của nhà trường với HS, phản ánh được toàn bộ những nhiệm vụ lớn của năm học. Người lãnh đạo nhà trường không những phải quan tâm đế kế hoạch HĐGDNGLL, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của nó mà còn giúp đỡ, tạo điều kiện để kế hoạch HĐGDNGLL thực thi có kết quả tốt mà còn góp ý kiến cụ thể về đường lối, về phương hướng và nội dung của kế hoạch, có ý kiến xét duyệt cho từng buổi HĐGDNGLL. Hiệu trưởng đưa ra các chỉ dẫn HĐGDNGLL bằng văn bản hay bằng các chỉ đạo trực tiếp cụ thể để GV và HS thực hiện các HĐGDNGLL, không phải là sự tùy hứng, người GV thích thực hiện lúc nào cũng được mà cần phải có sự hướng dẫn từ phía nhà quản lý về cách thức tổ chức, quy trình thực hiện.

HĐGDNGLL muốn đạt kết quả tốt, người quản lý cần có sự chuẩn bị công phu từ kịch bản dến phân công trách nhiệm cho từng thành viên, kiểm tra sự chuẩn bị, làm thử… trước khi tổ chức hoạt động. Việc chuẩn bị càng kỹ bao nhiêu thì kết quả mang lại càng cao và thiết thực bấy nhiêu. Người làm công tác HĐGDNGLL phải quyết đoán, có óc sáng tạo, có lòng nhiệt tình, tận tâm mới đảm bảo cho sự thành công của HĐGDNGLL. Hiệu trưởng kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện và kết quả theo chuẩn, mục tiêu, như vậy mới đề ra các tiêu chí đánh giá và có sự so sánh đối chiếu kết quả thực hiện với chuẩn này. Các hoạt động kiểm tra đánh giá cần được tiến hành đều đặn với các hình thức khác nhau, có tác dụng khuyến khích động viên GV và HS thực hiện tốt các HĐGDNGLL.

1.4.2.3. Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức HĐGDNGLL

a) Quản lý phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Người Hiệu trưởng cần nắm bắt và hiểu rõ phương pháp tổ chức HĐGDNGLL, để tổ chức các hoạt động này phù hợp, linh hoạt và sáng tạo. Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS phải được quản lý một cách chặt chẽ. Các phương pháp tổ chức các HĐGDNGLL đều hướng đến mục đích mở rộng khả năng thu hút HS vào hoạt động tập thể, cho HS có nhiều cơ hội bày tỏ những suy nghĩ, những hiểu biết và những sáng tạo của mình. Trong việc quản lý phương

pháp tổ chức các HĐGDNGLL người quản lý cần lưu ý GV sử dụng phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức để các hoạt động này mang lại hiệu quả và chất lượng cao.

Hiệu trưởng phải đưa ra các mô hình và các phương pháp tổ chức có hiệu quả, tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, các phương pháp này, thường xuyên xem xét, tham dự và đánh giá. Quản lý phương pháp tổ chức, chỉ đạo hoạt động này cần được thực hiện theo hướng xây dựng chuẩn mực, đánh giá chung cả quá trình, cải tiến nội dung, đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động cho phù hợp với tâm lý, lứa tuổi đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của HS nhằm tạo cho HS hứng thú, tích cực, tự nguyện tham gia. Phát huy tính tích cực chủ động của HS, xây dựng đội ngũ cán bộ tự quản của HS, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của Đoàn thanh niên tham gia HĐGDNGLL. Phối hợp với gia đình, các lực lượng ngoài nhà trường động viên mọi thành viên tham gia phát huy những thế mạnh của họ. Quản lý thực hiện HĐGDNGLL là hoạt động giáo dục có mục tiêu với các phương pháp khoa học của hiệu trưởng đến tập thể GV và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động mọi nguồn lực trong việc chỉ đạo quản lý thực hiện HĐGDNGLL theo những luật khách quan; có sự thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện của HS ở bậc THCS.

b) Quản lý hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Vai trò của CBQL là rất quan trọng trong việc chỉ đạo các lực lượng tổ chức HĐGDNGLL theo một hướng thống nhất cả về nội dung, phương thức, cách thức tổ chức và phối hợp các bộ phận một cách nhịp nhàng, đồng bộ nhằm động viên và phát huy tối đa khả năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường vào quá trình hoạt động. Trong quá trình chỉ đạo, CBQL cần thường xuyên bám sát, giám sát phát hiện những bất cập, không hợp lý hoặc thiếu về nguồn lực nhất thiết người lãnh đạo phải can thiệp, ra quyết định điều chỉnh uốn nắn kịp thời những lệch lạc hay huy động bổ sung nguồn lực, cũng như có những hình thức động viên khen thưởng kịp thời nhằm phát huy tối đa tính tích cực của các thành viên. Đặc biệt, đối với các hoạt động giáo dục có quy mô cấp trường như: tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, tham quan dã ngoại, các hoạt động giao lưu, diễn đàn, sinh hoạt chuyên đề, biểu diễn sân khấu hóa, cắm trại, các cuộc thi, hội thi, tổ chức ngày hội, lễ kỷ niệm, sự kiện… Thường được tiến hành thành các phong trào thi đua kế tiếp nhau, khép kín trong suốt năm học. Chính vì thế, việc chỉ đạo hoạt động này cần được thực hiện theo hướng xây dựng chuẩn mực, đánh giá chung cả quá trình, cải tiến nội dung, đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động cho phù hợp với tâm lý, lứa tuổi đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của HS nhằm tạo cho HS hứng thú, tự nguyện tham gia. Phát huy tính tích cực chủ động của HS, xây dựng đội ngũ cán bộ tự quản của HS, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tham gia HĐGDNGLL. Phối hợp với gia đình, xã hội, các lực lượng ngoài nhà trường

động viên mọi thành viên tham gia phát huy những thế mạnh của họ. Chỉ đạo chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện để tiến hành tổ chức các HĐGDNGLL.

1.4.2.4. Quản lý các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Quản lý hoạt động của GV: Trọng tâm là xây dựng một đội ngũ GV có năng lực, có phẩm chất để thực hiện tôt các mục tiêu giáo dục. Chính vì vậy, Hiệu trưởng lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức và các kỹ năng tổ chức Hoạt động GDNGLL cho đội ngũ GV. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn thường xuyên cung cấp thông tin mới, nâng cao nhận thức, hiễu biết cho GV về các Hoạt động GDNGLL, huấn luyện các kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL. Chính trong Hoạt động GDNGLL, GV có điều kiện gần gũi, sát HS hơn, nắm vững những biểu hiện về tư tưởng, tình cảm, thái độ, hành vi của các em ngay trong sinh hoạt tập thể. Phạm vi giờ lên lớp chính khoá không cho phép GV hiểu sâu sắc đối tượng giáo dục vì tư tưởng tình cảm đạo đức của HS không phải là những khái niệm, những công thức, những câu lý luận trong sách vở mà là cái thực tế trong mối quan hệ với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh.

- Quản lý công tác phối hợp các lực lượng: Quản lý việc thực hiện kế hoạch phối hợp liên ngành giữa đơn vị với các ban ngành, đoàn thể tại địa phương để làm tốt công tác giáo dục. Cụ thể, là phối hợp với Huyện Đoàn, các Xã Đoàn, Trung tâm văn hóa huyện, Phòng văn hóa thông tin huyện… trong công tác tổ chức các hoạt động lớn như văn nghệ, thể dục thể thao, sân chơi hè cho HS; phối hợp với Hội Cựu chiến binh thực hiện nội dung giáo dục truyền thống cho HS nhân các buổi lễ. Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng… Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt công tác phối hợp, đặc biệt là công tác trong hoạt động bề nổi, các hoạt động lớn của nhà trường. Ban đại diện cha mẹ HS của trường có những giải pháp tích cực, đóng góp công sức và tiền của vào HĐGDNGLL, đặc biệt là hỗ trợ khen thưởng, huy động sự đóng góp của các mạnh thường quân, các tổ chức. Các giải pháp về các lực lượng cần kết hợp đồng bộ với giải pháp về cơ sở vật chất, thiết bị với phối kết hợp các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục HS, xây dựng tập thể HS, phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Để HĐGDNGLL có chất lượng, hiệu trưởng cần thực hiện đầy đủ các chức năng QLGD trong từng hoạt động.

1.4.2.5. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Các điều kiện phục vụ HĐGDNGLL trong nhà trường bao gồm kinh phí, thời gian và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị. Hiệu trưởng cần phải dành kinh phí, thời gian cho việc tổ chức các HĐGDNGLL để các hoạt động được tổ chức một cách thông suốt có hiệu quả, Hiệu trưởng phải lên kế hoạch mua sắm, sử dụng, bảo quản các phương tiện phục vụ tổ chức HĐGDNGLL để nâng cao chất lượng giáo dục, tiết kiệm, tránh gây lãng phí. Việc lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị phục vụ các HĐGDNGLL cần bám sát mục tiêu, yêu cầu của từng hoạt động, với các hình thúc

chính khóa và ngoại khóa, chú trọng các phương tiện giáo dục mang cả giá trị vật chất và tinh thần như sách, vở, báo chí, tranh ảnh, các tác phẩm nghệ thuật… Việc mua sắm trang thiết bị phải thực hiện bằng nhiều nguồn: nhà nước, phụ huynh, địa phương, các nhà hảo tâm… Các phương tiện giáo dục phải đảm bảo yêu cầu về mặt thẩm mỹ, độ bền cao, độ an toàn và được sử dụng một cách tối đa, thường xuyên.

Để đảm bảo độ bền của các phương tiện giáo dục, hiệu trưởng cần mua sắm các đồ dùng có chất lượng, có sổ sách theo dõi, ghi chép tình trạng sử dụng, giao trách nhiệm tự quản trang thiết bị cho GV và HS. Việc bố trí các khu vui chơi, sân bãi tập luyện phải thuận tiện, hợp lý. Nhà trường phải có trách nhiệm làm cho mọi người hiểu được tầm quan trọng của trang thiết bị giáo dục đối với các hoạt dộng giáo dục và các hoạt động ngoạt khoá của HS.

1.4.2.6. Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường. Nó giúp chủ thể quản lý có thông tin phản hồi chính xác từ đối tượng quản lý, tạo nên sự liên thông cần thiết trong nhà trường giữa hoạt động dạy học của GV, hoạt động học của HS với các cán bộ quản lý cũng như tạo ra mối liên kết giữa nhà trường với các cấp quản lý giáo dục và cộng đồng. Việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên chương trình kế hoạch, phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng loại hoạt động và phải được thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và cuối học kỳ. Trong kiểm tra, đánh giá HĐGDNGLL chủ yếu là động viên, khuyến khích HS và kết quả là đã đạt được năng lực chưa chứ không chấm điểm.

Quản lý khâu kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDNGLL cần quán triệt đặc điểm kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Quản lý kiểm tra đánh giá HĐGDNGLL chủ yếu là nghiên cứu các quy định đánh giá kết quả HĐGDNGLL của HS. Từ đó, xây

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)