8. Cấu trúc của luận văn
2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục của huyện Tây Giang
Tuy tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nhưng sự nghiệp GD&ĐT của huyện Tây Giang đã và đang có những bước phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Hệ thống giáo dục ngày càng hoàn chỉnh, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học từng bước được hoàn thiện; chất lượng giáo dục có những tiến bộ rõ rệt, nền giáo dục quốc dân từ giáo dục Mầm non đến giáo dục Phổ thông, tạo ra sự liên thông giữa các bậc học. Mạng lưới trường lớp được mở rộng đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân trên địa bàn huyện.
Năm học 2019-2020, toàn huyện có 21 trường Mầm non, Tiểu học và trung học cơ sở với tổng số 4.919 HS. Hiện tại toàn hiện có 04/21 trường kiểm định chất lượng giáo dục đạt mức 2. Công tác phổ cập các bậc học được duy trì. Tuy có đầu tư về cơ sở vật chất, tài chính song vẫn còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu phát tiển của địa phương. Trang thiết bị vừa thiếu, vừa không đồng bộ, các phương tiện dạy học chưa đảm bảo về số lượng. Sự chênh lệch về chất lượng đội ngũ GV, HS giữa các vùng còn khá lớn, duy trì tỉ lệ chuyên cần còn nhiều khó khăn; kết quả phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS còn thấp. Chất lượng giáo dục vẫn còn chênh lệch giữa các thôn, các xã có điều kiện với các thôn, các xã vùng khó khăn. Tình trạng qúa tải sĩ số HS trên lớp, tỉ lệ HS chuyên cần giữa các trường có sự lệch, chưa đồng đều làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục. Nguyên nhân chủ yếu là do mặt bằng trình độ dân trí chưa đồng đều, năng lực quản lý của một số cán bộ và chuyên môn nghiệp vụ của một số GV chưa được phát huy.