Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 88 - 89)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp chúng tôi đề xuất nhằm tăng cường quản lý HĐGDNGLL ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng, có tác động hữu cơ với nhau. Nếu chỉ thực hiện riêng một biện pháp nào thôi thì hiệu quả quản lý sẽ không cao.

Muốn có hoạt động tốt, trước hết các lực lượng giáo dục và các lực lượng ngoài xã hội phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về HĐGDNGLL. Nếu không nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tác dụng của nó thì dù có xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết; xây dựng dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đầy đủ cũng không thể có hoạt động tốt và hiệu quả. Cho nên biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, GV và phụ huynh HS về tầm quan trọng của hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp được đánh giá là rất quan trọng.

Sau khi xây dựng kế hoạch hoạt động HĐGDNGLL đầu mỗi năm học thì BGH phải quản lý tốt việc chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động vì nhờ đó mà nhà trường sẽ thực hiện kế hoạch đúng theo tiến độ đã đề ra. Và sau khi nhận thức đầy đủ, đúng đắn về HĐGDNGLL thì các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động này sẽ thực hiện hiệu quả và đúng kế hoạch nhà trường đề ra.

Việc đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức HĐGDNGLL cũng như các môn học khác là yêu cầu cần thiets hiện nay ở nhà trường phổ thông. Việc đổi

mới nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức để HĐGDNGLL giúp các em phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của mình đáp ứng đúng mục tiêu của HĐGDNGLL. Để tổ chức thực hiện HĐGDNGLL thành công và đạt hiệu quả cao thì vai trò người trực tiếp tổ chức hoạt động này phải có năng lực tổ chức, vững về chuyên môn. Do đó song song với đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐGDNGLL cần phải bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức HĐGDNGLL cho đội ngũ GV là hết sức quan trọng và phải được thực hiện thường xuyên.

Việc thực hiện HĐGDNGLL đòi hỏi sự tham gia của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Vì thế, việc xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện có hiệu quả chương trình HĐGDNGLL là rất cần thiết. Nó giúp xác định thành phần lực lượng giáo dục tham gia phối hợp và vai trò của từng lực lượng đó. Và có cơ chế phối hợp và phối hợp có hiệu quả thì mới đảm bảo cho việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL thành công. Sau khi chuẩn bị tốt nhận thức cho các lực lượng tham gia HĐGDNGLL, cũng như bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV tổ chức HĐGDNGLL… việc nhà trường cần làm là đầu tư xây dựng CSVC, các điều kiện và trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho HĐGDNGLL. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tác động trực tiếp đến tổ chức có hiệu quả và chất lượng của hoạt động này.

Để kết thúc hoạt động nhất thiết phải có khâu kiểm tra - đánh giá kết quả nhằm rút ra bài học kinh nghiệm để hoạt động sau thành công hơn. Việc kiểm tra cần đánh giá phải căn cứ vào kế hoạch đề ra, yêu cầu về mục tiêu giáo dục cần đạt được của hoạt động và đánh giá cần dựa vào quy trình đánh giá thì kết quả sẽ khách quan hơn.

Tóm lại, mỗi một biện pháp đều có những thế mạnh, có vị trí, vai trò nhất định cho nên muốn trong quá trình quản lý HĐGDNGLL đạt được hiệu quả cao nhất thì không thể xem nhẹ biện pháp nào, không thể thực hiện riêng biệt, tách rời các biện pháp nêu trên mà cần phải thực hiện một cách đồng bộ, hài hoà, thống nhất với nhau. Vì chúng có tác động hữu cơ với nhau, tạo điều kiện hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)