8. Cấu trúc của luận văn
2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu
a) Phương pháp
Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn và nghiên cứu hồ sơ. Để thu thập thông tin, tác giả xây dựng bộ công cụ điều tra khảo sát là các bộ phiếu điều tra gồm hệ thống các câu hỏi xung quanh các vấn đề về thực trạng HĐGDNGLL và quản lý công tác HĐGDNGLL cho HS ở các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
b) Xử lý số liệu
Nhận, kiểm tra phiếu khảo sát có hợp lệ hay không, phiếu hợp lệ là những phiếu trả lời đầy đủ các câu hỏi, loại bỏ các phiếu chỉ trả lời một phương án khảo sát. Sau đó, phân loại các loại phiếu theo đối tượng khảo sát, thống kê số lượng trả lời từng phương án theo từng câu theo từng đối tượng khảo sát, cuối cùng tác giả sử dụng công thức tính điểm trung bình: quy ước; tỷ lệ % (Tốt, Khá, Trung bình, Yếu) như sau:
* Công thức tính điểm trung bình
𝒙̅ = ∑ 𝒙𝒊 𝑵
Trong đó:
- ∑ 𝒙𝒊: Tổng số của một phương án trả lời trong một câu - 𝑵: Tổng số phiếu khảo sát * Công thức tính tỷ lệ % % = 𝑚 𝑴 Trong đó:
- m: số lượng khách thể trả lời theo từng phương án - M: Tổng số khách thể nghiên cứu tham gia trả lời c) Tổng kết đánh giá thực trạng
Để đánh giá thực trạng về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các nội dung của công tác HĐGDNGLL và quản lý công tác HĐGDNLL, tác giả đánh giá theo 2 phương pháp: Phương pháp theo tỷ lệ %; Phương pháp tính điểm trung bình: quy ước.
Tốt: 04 điểm(4); Khá: 03 điểm(3); Trung bình: 02 điểm(2); Yếu: 01 điểm(1) + Mức Tốt: từ 3,26 đến 4,0 điểm;
+ Mức Khá: từ 2,51 đến 3,25 điểm; + Mức Trung bình: từ 1,76 đến 2,50 điểm; + Mức Yếu: từ 1,00 đến 1,75 điểm.
Khảo sát về các mức độ quan trọng/ thường xuyên/ ảnh hưởng trong luận văn quy ước điểm trung bình như sau:
- Điểm trung bình từ 3,26 đến 4,0: Rất quan trọng/ Rất thường xuyên/ Rất ảnh hưởng;
- Điểm trung bình từ 2,51 đến 3,25: Quan trọng/ Thường xuyên/ ảnh hưởng; - Điểm trung bình từ 1,76 đến 2,50: Ít quan trọng / Ít thường xuyên/ Ít ảnh hưởng;
- Điểm trung bình từ 1,00 đến 1,75: Không quan trọng/ Không thường xuyên/ Không ảnh hưởng.