Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 79 - 80)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch

các em có thể nói lên suy nghĩ, cảm nhận của mình khi tham gia HĐGDNGLL ở trường để từ đó CMHS hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của các em và ủng hộ các em tham gia vào HĐGDNGLL cũng như hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần cho hoạt động này đạt hiệu quả hơn.

*Đối với lực lượng xã hội

- Khi tổ chức các HĐGDNGLL ở các chủ điểm/chủ đề lớn như ngày 20/11, ngày 26/3,… nhà trường nên mời các lực lượng ngoài xã hội, cộng đồng cùng tham dự. Qua hoạt động như thế họ sẽ thấy rõ vai trò, tác dụng của HĐGDNGLL để từ đó sẵn sàng hỗ trợ cho nhà trường trong việc tổ chức hoạt động.

- BGH các trường cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc giải quyết các công việc liên quan đến nhà trường, tham gia đầy đủ các hoạt động do địa phương tổ chức, cùng với địa phương bảo vệ an ninh, an toàn trật tự ở địa phương để qua đó tạo thêm được sự gắn kết chặt chẽ, tạo thêm niềm tin với nhân dân cũng như chính quyền địa phương. Ngược lại, khi tạo được niềm tin thì nhân dân và chính quyền địa phương cũng sẽ ủng hộ, hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần cho mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó có HĐGDNGLL.

3.2.2. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch HĐGDNGLL HĐGDNGLL

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Quản lý chỉ đạo việc xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của nhà trường rất quan trọng vì nhờ đó nhà trường tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đúng theo tiến độ đã đề ra qua đó giúp BGH nhà trường dễ dàng quản lý các hoạt động hơn.

Quản lý tốt việc tổ chức thực hiện HĐGDNGLL của GVCN có vai trò quan trọng giúp hoạt động diễn ra thông suốt và hiệu quả. Cán bộ Đoàn thể có vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt động, hỗ trợ GVCN thực hiện tốt hoạt động này. Đây là lực lượng quan trọng góp phần đưa những hoạt động thực tế, sinh động, lôi cuốn HS tham gia. Quản lý tốt lực lượng này sẽ tạo động lực để đội ngũ GVCN và HS hưởng ứng tham gia nhiệt tình, tích cực hơn.

3.2.2.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện

Ngay từ đầu mỗi năm học, BGH nhà trường cần có định hướng, nắm bắt kỹ và lựa chọn các GV có trình độ chuyên môn giỏi, có khả năng quản lý tốt, nhiệt tình, có tâm huyết, có điều kiện thuận lợi để tham gia làm công tác chủ nhiệm lớp. GVCN cần nắm chắc kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện HĐGDNGLL của nhà trường, dựa vào đó để lập kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng hoạt động của lớp mình. Yêu cầu GVCN phải thường xuyên hướng dẫn, chỉ dẫn, tập huấn cho đội ngũ ban cán sự lớp, các em

phải có khả năng tự điều khiển chương trình, diễn xuất thu hút, tập hợp được tập thể, giải quyết tình huống.

Để đạt được điều này, GVCN cần nắm rõ đặc điểm lứa tuổi và tâm lý HS, khả năng của từng em, hoàn cảnh đặc biệt, năng khiếu, sở trưởng… để giao luân phiên các nhiệm vụ của lớp cho HS. Theo dõi, uốn nắn HS, kịp thời chỉnh sửa sai sót, đưa ra những ý kiến nhận xét khách quan về thái độ, hành vi và khả năng của các em, có khen chê hợp lý, kịp thời động viên các em vượt qua những khó khăn khi thất bại trong công việc, có như thế mới động viên, khích lệ tinh thần để phát huy được hết khả năng của các em.

BGH yêu cầu các GVCN không làm thay công việc của HS. Thay vào đố GVCN tổ chức hướng dẫn, chỉ dẫn HS cùng thiết kế các hoạt động theo một chủ điểm/chủ đề kịch bản đã định sẵn. Cùng với HS nắm chắc nội dung, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, tìm tòi các phương pháp mới, hấp dẫn để tăng hiệu quả HĐGDNGLL. GVCN có nhiệm vụ đề xuất và sử dụng kinh phí, CSVC đảm bảo cho hoạt động, tránh lãng phí.

Trong quá trình xây dựng và thực hiện các hoạt động, GVCN cần thể hiện rõ sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường một cách nhịp nhàng, GVCN cần thể hiện mình là người tham mưu, tổ chức để lực lượng này tự nguyện tham gia các hoạt động và thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL. Khâu cuối cùng, GVCN cần có phương pháp đánh giá kết quả ngắn gọn, xúc tích, chính xác và khách quan. GVCN cũng nên hướng dẫn HS tự đánh giá, tự rút ra bài học kinh nghiệm cho mình, sau đó GVCN là người tổng kết, nhận xét và đánh giá kết quả hoạt động cuối cùng.

Đối với cán bộ Đoàn thể cần lĩnh hội được tất cả ý kiến chỉ đạo từ phía BGH nhà trường hoặc từ cấp trên. Khi đã có kế hoạch, cán bộ Đoàn thể phải trực tiếp điều hành việc thực hiện, triển khai kế hoạch trên cơ sở liên kết chặt chẽ với GVCN. Để thực hiện tốt nhiệm vụ và nội dung HĐGDNGLL, cán bộ Đoàn thể cũng cần lưu ý:

- Tính đến khả năng của từng khối lớp để có tính thực tế, phù hợp, tính khả thi và khả năng của các hoạt động.

- Chú ý cân đối về thời gian phù hợp, tránh chồng chéo giữa các hoạt động. - Theo dõi việc thực hiện kế hoạch hoạt động của các lớp, nắm được những khó khăn phát sinh để cùng với GVCN xin hỗ trợ về kinh phí cũng như lực lượng tham gia hoạt động để đảm bảo thực hiện tốt HĐGDNGLL.

- Tổ chức, xây dựng các chương trình lồng ghép, các hoạt động chuyên đề mang tính giáo dục toàn diện và tính thẩm mỹ cao.

- Có sự kết hợp thường xuyên, chặt chẽ với GVCN lớp trong mọi hoạt động để phát triển toàn diện nhân cách của các em HS.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)