Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 74 - 75)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho HS có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời giáo dục HS về kĩ năng sống, giá trị sống. Tiểu mục 2 – Giáo dục phổ thông, Điều 30 có nêu yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông: “Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.

Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho HS có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp”. “Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng HS; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục”.

Với mục tiêu đó thì các biện pháp đưa ra phải đáp ứng yêu cầu đổi mới để làm sao đào tạo HS thành những người có trình độ cao, có năng lực sáng tạo, biết cách tự học, tự thích ứng với môi trường giáo dục từng cấp học và sự thay đổi liên tục của đời sống xã hội. Ngoài việc đảm bảo tính mục tiêu, biện pháp đưa ra phải mang tính đồng bộ. Không đề cao biện pháp này, hạ thấp biện pháp kia, cần kết hợp biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù.

Bản chất của quá trình quản lý của người thủ trưởng trong đơn vị trường học là việc lập kế hoạch, chỉ đạo hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS, điều hành các hoạt động khác trong đó có HĐGDNGLL phục vụ cho hoạt động dạy học trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở đơn vị. Đảm bảo tính đồng

bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp như đội ngũ GV, CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)