Đổi mới kiểm tra, đánh giá HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 87 - 88)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.7. Đổi mới kiểm tra, đánh giá HĐGDNGLL

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra - đánh giá HĐGDNGLL nhằm giúp cho HS thấy được những hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, rút ra bài học kinh nghiệm để hoạt động sau có kết quả tốt hơn. Đối với GV thì kết quả kiểm tra - đánh giá phản ánh sự trưởng thành của HS, đồng thời giúp GV tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình để qua đó có thể bồi dưỡng thêm những về kĩ năng nghiệp vụ.

Nhà quản lý cần thực hiện thường xuyên, đánh giá chính xác ưu, nhược điểm, kịp thời khen thưởng động viên cũng như phê bình những cá nhân, tập thể lớp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức rút kinh nghiệm để những hoạt động tiếp sau đạt kết quả tốt hơn.

3.2.7.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện

Trong những năm qua, việc tổ chức kiểm tra - đánh giá HĐGDNGLL chưa thực sự được coi trọng đúng mức. Chính vì vậy, hoạt động được tổ chức đôi khi chỉ là hình thức. HS tham gia hoạt động một cách chiếu lệ, thiếu hào hứng. Việc đầu tư cho tổ chức HĐGDNGLL trong nhà trường còn hạn chế. Điều đó thể hiện ở những thiếu sót trong việc quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình HĐGDNGLL của các cấp quản lý,

nhất là đối với BGH nhà trường. Có thể nói, nếu thực hiện tốt kiểm tra - đánh giá sẽ tạo điều kiện thúc đẩy quá trình giáo dục và tự giáo dục phát triển hơn.

Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm. Kiểm tra đánh giá các hoạt động của tập thể lớp, cá nhân GV, HS trong việc tổ chức thực hiện HĐGDNGLL.

Kiểm tra hồ sơ giáo án HĐGDNGLL của GVCN định kỳ và đột xuất kết hợp dự giờ có báo trước, dự giờ đột xuất để qua đây có thể đánh giá mức độ chuẩn bị cho hoạt động của GV và HS, năng lực tổ chức hoạt động của GV và HS.

Tăng cường kiểm tra cách thức tổ chức của đoàn thể, tập thể lớp trong việc thực hiện các hoạt động để kịp thời điều chỉnh, định hướng cho hoạt động đúng hướng. Kiểm tra sản phẩm hoạt động của HS thông qua phiếu hỏi, phiếu tự đánh giá…

Kiểm tra qua trao đổi trò chuyện trực tiếp, có thể kiểm tra qua ý kiến phản ánh của CMHS. Khi họp CMHS toàn trường, nhà trường có thể tổ chức lấy ý kiến thăm dò về đánh giá chất lượng HĐGDNGLL.

Sau mỗi hoạt động, tổ chức rút kinh nghiệm đánh giá những mặt mạnh, hạn chế tồn tại để rút ra bài học kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.

Sau mỗi học kỳ và cuối năm, tổ chức tổng kết, đánh giá, thi đua, khen thưởng. Nhà trường xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua ngay đầu mỗi năm học. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo ra sự phấn đấu, kích thích lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân và tập thể.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)