8. Cấu trúc của luận văn
2.1.4. Tình hình phát triển giáo dục THCS huyện Tây Giang
Từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2018 - 2019, toàn huyện có 06 trường có cấp THCS bao gồm: 02 trường TH&THCS, 03 trường PTDTBT THCS và 01 trường PTDTNT THCS nằm trải đều trên địa bàn của huyện. Từ năm 2019 - 2020, thực hiện theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban chấp hành trung ương, toàn huyện còn 04 trường trung học cơ sở (giảm 02 trường so với năm học 2018 - 2019), trong đó có 01/04 trường kiểm định chất lượng giáo dục đạt mức 2, trong đó có 03 trường PTDTBT THCS và 01 trường PTDTNT THCS, các trường PTDTBT THCS nằm ở trung tâm cụm các xã đáp ứng cơ bản yêu cầu học tập của HS toàn huyện với 42 lớp và 1.495 HS, giảm so với năm học 2018 - 2019 là 03 lớp và 40 HS. Trường PTDTNT THCS Tây Giang, thành lập ngày 19 tháng 5 năm 2005, thuộc địa bàn xã Atiêng; Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi thành lập năm 2008, thuộc địa xã Atiêng; Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc thành lập năm 2001, thuộc địa bàn xã Bhalêê; Trường THCS Lý Tự Trọng thành lập năm 2001, thuộc địa bàn xã Axan. Trường PTDTNT THCS Tây Giang là loại hình trường chuyên biệt.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở các trường từng bước được đầu tư và đảm bảo cho việc huy động hết số lượng HS trên địa bàn huyện. Để đáp ứng với xu thế hội nhập của ngành giáo dục và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương, sự tin cậy của nhân dân địa phương trong những năm qua giáo dục THCS đã có những bước tiến khởi sắc, vững chắc. Đội ngũ cán bộ quản lý, GV phát triển đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng theo nhu cầu của mỗi một đơn vị. Tuy đã xác lại nhập hai(02) trường PTDTBT THCS nhưng qui mô cấp THCS ở huyện Tây Giang không thay đổi nhiều; số lớp và số HS 02 năm gần đây có tăng tương đối so với các năm trước; có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu vẫn là do di dân cơ học và dân số có xu hướng tăng. Điều này kéo theo hàng loạt các vấn đề mà ngành giáo dục và đào tạo ở huyện Tây Giang phải đối mặt, trong đó có vấn đề phát triển đội
ngũ nhà giáo. - Quy mô HS
Bảng 2.1. Quy mô, cơ cấu cấp THCS ở huyện Tây Giang
STT Năm học Số trường Lớp HS CBQL GV THCS 1 2016 - 2017 06 (2 trường PTDTBT TH&THCS) 45 1.237 13 92 2 2017 - 2018 06 (1 trường PTDTBT TH&THC) 53 1.518 13 92 3 2018 - 2019 06 (1 trường PTDTBT TH&THC) 45 1.484 13 92 4 2019 - 2020 04 THCS 42 1.495 13 92
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang)
- Chất lượng giáo dục và dào tạo
Bảng 2.2. Thống kê kết quả xếp loại học lực HS
Năm học Số HS
Học lực
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL TL% % SL TL% % SL TL% % SL TL% % SL TL % 2015 - 2016 1.156 49 4.2 325 28.1 700 60.6 55 4.8 27 2.3 2016 - 2017 1.512 106 7.0 512 33.9 863 57.1 16 1.1 15 1.0 2017 - 2018 1.489 81 5% 500 34% 834 56% 60 4% 14 1.0 2018 - 2019 1.438 54 3.8 445 30.9 903 62.8 26 1.8 10 0.7
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang) Bảng 2.3. Thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm HS
Năm học TS HS Hạnh kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 2015 - 2016 1.156 974 84.3 156 13.5 26 2.2 0 0.0 2016 - 2017 1.512 1.360 89.9 130 8.6 20 1.3 2 0.1 2017 - 2018 1.489 1.289 86.6 163 10.9 34 2.2 3 0.2 2018 - 2019 1.438 1.249 86.9 164 11.4 24 1.7 1 0.1
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang)
- Về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Bậc THCS có tổng số CBQL, GV và nhân viên là 135, trong đó 13 CBQL (Hiệu trưởng: 04, PHT: 09; tính biên chế biệt phái), 92 GV (Biên chế: 90, hợp đồng: 02) và
15 nhân viên. Nhìn chung đội ngũ nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, nhận thức đúng đắn vai trò của mình trong công tác và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công tác dạy học. 100% CBQL và GV đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
Tuy nhiên, kỹ năng điều hành quản lý của một bộ phận CBQL còn hạn chế; thiếu tính chủ động, sáng tạo trong vận dụng những chủ trương đổi mới vào quản lý giáo dục; quản lý nhà trường còn cảm tính nên chất lượng, hiệu quả công tác chưa cao. Việc phân bố GV giữa các môn, giữa các trường chưa phù hợp, dẫn đến xảy ra tình trạng thừa, thiếu GV. Số lớp và số HS tăng hàng năm nên việc sắp xếp phân công chuyên môn còn gặp không ít khó khăn; một bộ phận GV ngại thay đổi, chưa mạnh dạn vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực. Một số GV trẻ kinh nghiệm, phương pháp còn hạn chế; GV có tuổi đời cao thì tiếp cận cái mới chưa linh hoạt, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học và công tác quản lý còn hạn chế.
Bảng 2.4. Thống kê số lượng và chất lượng đội ngũ CBQL, GV, nhân viên
Năm học Đội ngũ Tổng số
Trình độ đào tạo
Nhân viên Trên chuẩn Đạt chuẩn
SL TL% SL TL% 2016 - 2017 CBQL 13 11 12 81 88 30 GV 92 11 12,3 79 87,7 2017 - 2018 CBQL 13 11 12 81 88 30 GV 92 11 12,3 79 87,7 2018 - 2019 CBQL 13 11 12 81 88 30 GV 92 11 12,3 79 87,7 2019 - 2020 CBQL 13 11 12 81 88 30 GV 92 11 12,3 79 87,7
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang, số liệu đến tháng 3/2020)
Số liệu từ bảng 2.4 cho thấy trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn của GV chiếm tỉ lệ cao (tỉ lệ 100%), trong đó, trên chuẩn chiếm tỉ lệ 97,2%.
- Về chất lượng đội ngũ GV trung học cơ sở
Kết quả xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp GV THCS: Qua kết quả xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp cho thấy, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, đạo đức nghề nghiệp được đánh giá cao. Bên cạnh đó, vẫn còn một số GV xếp loại khá. Điều này chứng tỏ, một số không nhỏ GV còn hạn chế trong kỹ năng nghề nghiệp, nghiệp vụ sư phạm, phẩm chất đạo đức.
GV THCS ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đảm bảo về số lượng. Về trình độ đào tạo, tỉ lệ nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo cũng khá cao. Điều này chứng tỏ sự quan tâm đầu tư đào tạo, bồi dưỡng để nâng chuẩn, nâng cao chất lượng đội ngũ GV của huyện. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy là giữa năng lực giảng dạy và trình độ đào tạo của một bộ phận nhà giáo vẫn chưa tương xứng với yêu
cầu đổi mới. Một số nhà giáo trình độ trên chuẩn nhưng hạn chế về chuyên môn, kỹ năng sư phạm, tinh thần trách nhiệm, chưa thích ứng kịp thời với việc đổi mới của ngành giáo dục hiện nay nên khó đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phát triển xã hội. Bên cạnh bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, phần lớn, nhà giáo đều đã được đào tạo, bồi dưỡng trình độ tin học và ngoại ngữ. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa đạt yêu cầu về năng lực sư phạm, trình độ tin học và ngoại ngữ. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng một số nhà giáo gặp khó khăn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy tiên tiến, hạn chế khả năng nghiên cứu khoa học. Hạn chế về năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm còn biểu hiện cụ thể qua cách thức tổ chức dạy học, việc vận dụng phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Nhiều GV chưa mạnh dạn đa dạng hóa các hình thức dạy học; chưa chú ý kết hợp học với hành, giáo dục với thực tiễn đời sống nên chưa phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mang tính một chiều, tình trạng kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức nhiều hơn kĩ năng vận dụng. Từ đó, người học thiếu kỹ năng thực hành, xử lí tình huống rất lúng túng. Ngoài ra, bản thân người học chưa được trang bị kỹ năng tự đánh giá để có thể xác định mức độ đạt được của bản thân, nên chưa có sự điều chỉnh quá trình học tập cho phù hợp và khoa học.
Về phẩm chất, đạo đức, lối sống và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ GV THCS có ý thức chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong sáng; hầu hết GV tận tuỵ, tận tâm với nghề, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít nhà giáo thiếu tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo. Mặc dù tình trạng đạo đức nhà giáo ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam không đến mức báo động, nhưng tiềm ẩn thái độ thiếu nhiệt tình, tiếu tâm huyết với nghề, hoặc bộc lộ rõ nét qua một số hành vi lơ là trách nhiệm, không thực hiện hết vai trò của một GV khi lên lớp; sự phát triển nhanh về kinh tế cũng đã kéo theo một số GV không còn quan trọng đạo đức người thầy, chạy theo các lợi ích kinh tế không chú trọng công tác giảng dạy và giáo dục HS,… điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình tượng cao đẹp của người thầy trong suy nghĩ của HS, của xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nguyên nhân của những hạn chế trên phần lớn là do công tác đào tạo nâng chuẩn chưa đảm bảo chất lượng. Sâu xa hơn là do ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn của GV còn hạn chế; cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của GV chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và thực tiễn cuộc sống hiện nay.
Những hạn chế nêu trên từ phía đội ngũ GV là thách thức rất lớn đặt ra cho ngành GD&ĐT huyện Tây Giang. Thực tế này là cơ sở để thúc đẩy chúng tôi nên có những giải pháp tích cực đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cho GV THCS, không chỉ chú trọng công tác bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, cần phải chú trọng bồi dưỡng cả về phẩm chất đạo đức nhà giáo, giá trị sống, kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp cho
GV để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Việc có giải pháp thiết thực, kịp thời nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ này là rất cần thiết. Không chỉ có tính cấp bách, sự cần thiết, công tác bồi dưỡng GV còn vừa có tính chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục THCS. Bởi vì, chất lượng GV và chất lượng giáo dục có quan hệ hữu cơ là hai mặt thống nhất của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông, GV hạn chế về kỹ năng sư phạm, về kiến thức chuyên môn ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trong khi đó, chất lượng GV phụ thuộc vào công tác đào tạo và bồi dưỡng GV, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa đáp ứng yêu cầu lâu dài về đổi mới giáo dục – đào tạo và xu thế hội nhập quốc tế.