Đẩy mạnh công tác phối hợp các lực tượng trong tổ chứcHĐGDNGLL

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 84 - 86)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Đẩy mạnh công tác phối hợp các lực tượng trong tổ chứcHĐGDNGLL

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt HĐGDNGLL chính là một phần trong thực hiện xã hội hóa giáo dục. Điều 11 Luật Giáo dục đã nêu: “Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục”. Như vậy, sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường sẽ tạo nên môi trường giáo dục an toàn, toàn diện tốt nhất cho HS. Đây cũng là một đòi hỏi tất yếu khi nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục cho HS.

HĐGDNGLL cùng với hoạt động dạy học ở trường THCS là một quá trình sư phạm thống nhất nhằm hình thành phẩm chất năng lực và nhân cách HS. Do có vị trí, vai trò quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường nên HĐGDNGLL cần có một cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục nhằm thống nhất chung trong chỉ đạo thực hiện chương trình đã ban hành.

3.2.5.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện

Trong chương trình THCS, HĐGDNGLL không phải là một môn học. HĐGDNGLL được coi là một bộ phận hữu cơ của quá trình dạy học và giáo dục HS. Việc thực hiện hoạt động này đòi hỏi sự tham gia của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Vì thế, việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện có hiệu quả chương trình HĐGDNGLL là rất cần thiết. Cần xác định thành phần lực lượng giáo dục tham gia phối hợp, vai trò của từng lực lượng đó đối với hoạt động giáo dục của nhà trường. Trên cơ sở này, sẽ xây dựng cơ chế phối hợp cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường THCS.

Lực lượng giáo dục phối hợp chỉ đạo thực hiện chương trình HĐGDNGLL trong nhà trường THCS bao gồm: Ban Giám Hiệu, Tổng phụ trách đội, GVCN, GV bộ môn, các tổ chức đoàn thể, Ban đại diện CMHS. Mỗi thành phần lực lượng giáo dục đều có vai trò và nhiệm vụ cụ thể nhất định. Tuy nhiên, hoạt động của từng lực lượng giáo dục không phải là độc lập, mà được thể hiện trong sự phối hợp hữu cơ với nhau theo một cơ chế chặt chẽ. Nhiệm vụ của mỗi thành viên được thể hiện như sau:

- Ban giám hiệu (có thể là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách HĐGDNGLL) giữ cương vị là trưởng ban điều hành. Nhiệm vụ của trưởng ban là: cùng với phó ban điều hành xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình HĐGDNGLL, chỉ đạo và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đó trong nhà trường, đôn đốc, khích lệ tinh thần và tạo điều kiện tốt nhất cho các GVCN thực hiện kế hoạch hiệu quả.

- Tổng phụ trách Đội là phó trưởng ban điều hành trực tiếp chỉ huy các tập thể lớp thực hiện kế hoạch hàng tuần, hàng tháng, học kì I, học kì II và cả năm học. Đồng thời giúp đỡ những lớp còn vướng mắc về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động.

- GVCN đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức thành công các HĐGDNGLL. Họ là người trực tiếp chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi kế hoạch hoạt động của nhà trường ở lớp mình phụ trách. Trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL, họ là trụ cột, là linh hồn của lớp học, là người cố vấn tin cậy giúp HS biết vươn lên trong quá trình học tập và rèn luyện phẩm chất năng lực, tư cách đạo đức.

- GVCN luôn là cầu nối đồng hành giữa tập thể HS với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là người phối hợp tổ chức các lực lượng đó. Khi tiến hành các hình thức hoạt động khác nhau, GVCN là người dẫn dắt, chỉ dẫn đa số HS tham gia vào các hoạt động thiết thực nhằm gắn lý thuyết với thực tiễn. Khi tổ chức lớp, GVCN phải xây dựng lớp thành một tập thể HS biết tự quản, đoàn kết, biết tự điều khiển các hoạt động chung của lớp. Họ không làm thay HS mà chủ yếu hướng dẫn, chỉ dẫn từng bước hình thành cho các em kĩ năng thực hiện công việc, năng lực tự quản các hoạt động tập thể, khơi gợi tài năng, năng khiếu, sở trưởng của các em trong việc thiết kế nội dung và hình thức hoạt động cho phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp, với yêu cầu nhiệm vụ hàng tuần, hàng tháng, học kì I, học kì II và cả năm học. GVCN cần phải nắm chắc kế hoạch của nhà trường về tổ chức HĐGDNGLL để lập kế hoạch hoạt động cho lớp mình chi tiết, cụ thể hơn.

- GV bộ môn có nhiệm vụ tham gia vào các hoạt động có nội dung gắn với nội dung của môn đảm nhiệm giảng dạy khi được GVCN yêu cầu. Họ có thể tham gia vào việc thiết kế nội dung hoạt động hoặc trực tiếp cùng tham gia hoạt động với HS với tư cách là nhà cố vấn hoặc tư vấn trực tiếp.

- Ban đại diện CMHS cùng tham gia phối hợp với nhà trường trong việc tư vấn về nội dung hoạt động hay hỗ trợ về vật chất. Các chi hội CMHS ở các lớp là thành phần tích cực trong việc giúp đỡ và tư vấn cho GVCN tổ chức tốt các hoạt động chung của lớp.

- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như chi đoàn thanh niên, công đoàn... có nhiệm vụ phối hợp giúp đỡ, động viên các thành viên của mình tích cực thực hiện tốt kế hoạch hoạt động của nhà trường. Các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường như đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ ở địa phương… có thể tham gia vào việc tổ chức các hoạt động trên địa bàn dân cư theo từng chủ điểm/chủ đề giáo dục.

Như vậy, có nhiều lực lượng tham gia vào việc tổ chức các HĐGDNGLL cho HS với những nhiệm vụ cụ thể. Vì thế đòi hỏi phải có một cơ chế phối hợp hiệu quả thì mới đảm bảo cho việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL thành công. Cơ chế phối hợp được thể hiện bằng sơ đồ hóa như sau:

Sơ đồ hoá cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong HĐGDNGLL

Cơ chế trên phản ánh mối liên hệ chặt chẽ, hữu co với nhau giữa các thành phần lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục, tạo nên một chu trình khép kín trong việc tổ chức chỉ đạo các HĐGDNGLL ở nhà trường. Trong cơ chế này, người ta thấy rõ vai trò quan trọng của GVCN, người trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)