Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 94)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để triển khai thực hiện SHCM theo NCBH đạt hiệu quả, cần thực hiện kết hợp đồng thời nhiều giải pháp. Các biện pháp được đề xuất trên đây có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên sự thống nhất, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau trong quá trình QL hoạt động NCBH. Mỗi biện pháp đều có những mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành, ý nghĩa, một vai trò nhất định trong quá trình QL SHCM theo NCBH tại nhà trường. Mỗi biện pháp có một vị trí và thế mạnh riêng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ QL, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kia, song chúng có mối quan hệ mật thiết tác động lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong khâu QL hoạt động NCBH. Điều quan trọng là Hiệu trưởng nhà trường phải biết vận dụng các biện pháp này vào điều kiện cụ thể của trường mình và thực hiện một cách liên tục, có điều chỉnh để mang lại hiệu quả tốt nhất. Thực tế về đội ngũ GV, trẻ, hình thức học, điều kiện về CSVC của nhà trường là khác nhau nên khi áp dụng các biện pháp cũng sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, không nên xem nhẹ hay tuyệt đối hoá bất kỳ biện pháp nào.

Các biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng, liên kết tác động hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất nhằm giải quyết tốt nhất công tác QL hoạt động SHCM theo NCBH ở trường mầm non theo mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Biện pháp này là cơ sở, biện pháp kia là điều kiện... để thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau; đồng thời các biện pháp cũng tác động đồng bộ vào quá trình QL hoạt động SHCM theo NCBH để đảm bảo mục tiêu QL đã đề ra.

Do đó, các biện pháp nêu trên phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất mới có thể nâng cao được hiệu quả QL hoạt động SHCM theo NCBH trong các nhà trường, thông qua đó góp phần quan trọng trong việc đổi mới nhà trường, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)