Thực trạng quản lý việc chuẩn bị bài dạy minh họa

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 58 - 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng quản lý việc chuẩn bị bài dạy minh họa

2.4.1.1. Thực trạng quản lý việc lập và triển khai kế hoạch SHCM theo NCBH Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của lập kế hoạch

SHCM theo NCBH STT Nội dung TS Mức độ nhận thức Điểm trung bình Thứ bậc Mức độ thực hiện Điể m t rung bình Thứ bậ c R ất quan tr ọng Qua n trọng Ít qua n trọng Không qua n trọng Tốt Khá Điể m Trung bình Yế u 1 Phân tích thực trạng SHCM theo NCBH. 106 80 17 9 0 3,67 3 75 16 15 0 3,57 4 2 Xác định mục tiêu của SHCM theo NCBH. 106 85 15 6 0 3,75 1 81 16 9 0 3,68 1 3 Xác định các hoạt động SHCM theo NCBH của nhà trường tương ứng với các mục tiêu.

106 75 26 5 0 3,66 4 78 16 12 0 3,62 3

4

Xác định các nguồn lực hỗ trợ của nhà trường cho SHCM theo NCBH

106 65 34 7 0 3,55 6 65 23 18 0 3,44 6

5

Xác định chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá SHCM theo NCBH của nhà trường.

106 72 23 11 0 3,58 5 71 18 17 0 3,51 5

6

Thảo luận và thống nhất thực hiện kế hoạch SHCM theo NCBH trước Hội đồng sư phạm nhà trường.

106 83 15 8 0 3,71 2 79 16 11 0 3,64 2

Điểm trung bình chung 3,65 3,58

Lập kế hoạch SHCM theo NCBH là nội dung rất quan trọng đối với công tác QL CM nói riêng và QL nhà trường nói chung. Lập kế hoạch SHCM theo NCBH sẽ thống nhất công việc của tổ CM, của nhà trường và sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn.

Qua bảng 2.7. cho thấy thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của lập kế hoạch SHCM theo NCBH đối với phát triển nghề nghiệp của GV các trường mầm non thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam đạt kết quả tương đối cao. Điểm trung bình 3,65 thể hiện mức độ nhận thức khá tốt của các CBQL và GV về vấn đề này. Kết quả thể hiện tần suất thực hiện và hiệu quả thực hiện nội dung quản lý: Xác định mục tiêu của SHCM theo NCBH đạt mức tốt, với điểm trung bình chung lần lượt là 3,75 và3,68. Trong đó, không có hoạt động cụ thể nào có điểm thấp hơn 3,0; tức là các hoạt động luôn được đánh giá ở mức khá trở lên. Hoạt động được đánh giá có tần suất thực hiện thường xuyên nhất và hiệu quả thực hiện tốt nhất là Thảo luận và thống nhất thựchiện kế hoạch SHCM theo NCBH trước Hội đồng sư phạm nhà trường với điểm trung bình chung trên cả hai tiêu chí đều đạt mức tốt (3,71 và 3,64). Ngược lại, trong công tác xây dựng kế hoạch SHCM theo NCBH của Hiệu trưởng các trường Tiểu học việc Xác định các nguồn lực hỗ trợ của nhà trường cho SHCM theo NCBH được thực hiện chưa thật sự thường xuyên và chưa đạt hiệu quả như các công việc cụ thể khác (điểm trung bình tần suất thực hiện là 3,55 và hiệu quả thực hiện là 3,44).

Qua phỏng vấn một số CBQL cấp phòng - họ là những người chưa được trang bị lý luận khoa học về kiến thức NCBH, nhưng qua thực tiễn công tác quản lý thì những người được hỏi đều đánh giá rất cao về tầm quan trọng của quản lý hoạt động NCBH đối với phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên. Còn đối với giáo viên, đa số những người được hỏi họ đều tin tưởng và đánh giá cao vai trò quản lý hoạt động NCBH của Hiệu trưởng đối với việc phát triển nghề nghiệp của giáo viên.

Bảng 2.8 Xây dựng kế hoạch SHCM theo NCBH của các trường mầm non thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

STT Nội dung TS Mức độ nhận thức Điểm trung bình Thứ bậc R ất quan tr ọng Qua n trọng Ít qua n trọng Không qua n trọng

1 Xây dựng kế hoạch triển khai SHCM theo

NCBH của nhà trường. 106 77 19 10 0 3,63 4

2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực NCBH cho GV. 106 79 18 9 0 3,66 3 3 Chỉ đạo SHCM triển khai hoạt động SHCM

theo NCBH. 106 86 15 5 0 3,76 2

4 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ SHCM

theo NCBH của các SHCM. 106 71 22 13 0 3,55 5 5

Tạo động lực cho đội ngũ TTCM, cho GV và trẻ, phát huy tính sáng tạo, tư duy của mỗi thành viên.

106 89 12 5 0 3,79 1

Qua khảo sát 106 CBQL, GV trong các mầm non thành phố Tam Kỳ, thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động NCBH đối với phát triển nghề nghiệp của GVcác mầm non thành phố Tam Kỳ đạt kết quả tương đối cao. Điểm trung bình chung 3,68 thể hiện mức độ nhận thức khá tốt của các CBQL và GV về vấn đề này. Trong đó, việc Tạo động lực cho đội ngũ TTCM, cho GV và trẻ, phát huy tính sáng tạo, tư duy của mỗi thành viên được đánh giá là quan trọng hơn so với các nội dung trong bảng khảo sát (điểm trung bình chung 3,79 điểm, thứ bậc 1). Công tác

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ SHCM theo NCBH của các SHCM chưa thật sự được đánh giá cao về tầmquan trọng như các nội dung quản lý khác (điểm trung bình chung 3,55 điểm, thứ bậc 5).

Qua phỏng vấn một số CBQL ngoài nhà trường, họ là những người chưa được trang bị lý luận khoa học về kiến thức NCBH, nhưng qua thực tiễn công tác QL thì những người được hỏi đều đánh giá rất cao về tầm quan trọng của QL hoạt động NCBH đối với phát triển năng lực nghề nghiệp GV. Còn đối với GV, đa số những người được hỏi họ đều tin tưởng và đánh giá cao vai trò QL hoạt động NCBH của Hiệu trưởng đối với việc phát triển nghề nghiệp của GV.

Ngoài những kết quả như đã nêu trên, đề tài tiến hành phỏng vấn một số GV cho biết về thực trạng xây dựng kế hoạch NCBH của BGH thì đa số những người được hỏi họ đều đánh giá cao việc thực hiện nội dung QL này. Tuy nhiên một số GV cho biết thêm rằng, BGH chưa xác định tốt các nguồn lực thực hiện hoạt động NCBH của nhà trường. Điều đó phần nào phản ánh nghiêm túc thực trạng xây dựng kế hoạch NCBH của BGH.

Đây cũng chính là những tồn tại chủ quan cần được khắc phục:

- Một là, cần phải xác định các biện pháp chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động NCBH của nhà trường một cách thường xuyên hơn.

- Hai là, cần phải xác định các nguồn lực thực hiện hoạt động NCBH của nhà trường, không nên đòi hỏi quá mức ngoài khả năng hiện có của nhà trường.

2.4.1.2. Chỉ đạo, phân công GV thảo luận mục tiêu, nội dung bài học

Thảo luận để đi đến thống nhất mục tiêu bài dạy và vận dụng một cách tốt nhất về bài dạy để đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Với nội dung này, BGH các trường mầm non thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam đã thực hiện khá thường xuyên và tương đối tốt. Điều đó khẳng định công tác chỉ đạo SHCM triển khai hoạt động NCBH của BGH đã được quan tâm, chỉ đạo một cách sát sao.

Bảng 2.9. Chỉ đạo phân công GV thảo luận mục tiêu, nội dung bài học STT Nội dung TS Mức độ nhận thức Điểm trung bình Thứ bậc Mức độ thực hiện Điể m t rung bình Thứ bậ c R ất quan tr ọng Qua n trọng Ít qua n trọng Không qua n trọng Tốt Khá Điể m Trung bình Yế u 1 Thảo luận và thống nhất về

mục tiêu bài dạy. 106 84 16 6 0 3,74 1 80 19 7 0 3,69 1 2 Thảo luận về nội dung

trọng tâm bài dạy. 106 80 20 6 0 3,70 2 78 20 8 0 3,66 2 3

Thảo luận về lựa chọn đổi mới phương pháp dạy học phù hợp cho từng nội dung, từng bài.

106 72 23 11 0 3,58 5 70 25 11 0 3,56 4

4

Thảo luận về nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá.

106 77 23 6 0 3,67 3 75 22 9 0 3,62 3

5 Phân công giáo viên dạy

bài dạy minh hoạ. 106 75 23 8 0 3,63 4 69 25 12 0 3,54 5

Điểm trung bình chung 3,66 3,61

Kết quả bảng 2.9 cho thấy, các hoạt động cụ thể trong nội dung quản lý này đều được 106 CBQL và GV đánh giá ở mức độ tốt. Trong đó, được đánh giá cao nhất là hoạt động: Thảo luận và thống nhất về mục tiêu bài dạy có mức độ thực hiện đạt 3,74 điểm, thứ bậc 1 và hiệu quả thực hiện đạt 3,69 điểm, thứ bậc 1. Nội dung: Thảo luận về nội dung trọng tâm bài dạy cũng được đánh giá khá cao có mức độ thực hiện đạt 3,70 điểm, thứ bậc 2 và hiệu quả thực hiện đạt 3,66 điểm, thứ bậc 2. Việc: Thảo luận về lựa chọn đổi mới phương pháp dạy học phù hợp cho từng nội dung, từng bài có mức điểm đánh giá thấp nhất (trung bình chung là 3,58 điểm). Thực trạng này phản ánh điểm yếu, mặt hạn chế trong công tác chỉ đạo SHCM theo NCBH của BGH các trường mầm non. Đề tài tiến hành phỏng vấn một số CBQL và một số GV thì họ có cùng quan điểm là, việc thảo luận để lựa chọn đổi mới phương pháp dạy học phù hợp cho từng nội dung, từng bài là một việc làm cần thiết, làm tốt điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động học tập hiệu quả, góp phần thực hiện thành công hoạt động NCBH. Điều đó phần nào phản ánh nghiêm túc thực trạng về công tác chỉ đạo SHCM triển khai hoạt động NCBH của BGH.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)