8. Cấu trúc luận văn
2.5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý sinh hoạt chuyên môn theo
theo nghiên cứu bài học của các mầm non thành phố Tam Kỳ
Kết quả nghiên cứu thực trạng QL SHCM theo NCBH ở các trường mầm non chịu ảnh hưởng của một số yếu tố khách quan và chủ quan:
2.5.4.1. Các yếu tố khách quan
* Chủ trương, chính sách quản lý giáo dục các cấp:
Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Vì vậy hoạt động SHCM theo NCBH được hỗ trợ từ mọi yếu tố làm cho QL đi theo định hướng, theo kế hoạch.
* Điều kiện trang thiết bị phục vụ dạy học và CSVC:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thuộc hệ thống phương tiện của quá trình dạy học, là cơ sở thực hiện các mục tiêu dạy học. Đối với hoạt động SHCM theo NCBH yếu tố CSVC có ảnh hưởng rất lớn. Người lãnh đạo cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của CSVC đến hoạt động SHCM theo NCBH và có sự đầu tư, quản lý tốt các trang thiết bị, CSVC đảm bảo cho hoạt động SHCM sẽ đạt hiệu quả cao.
Ban giám hiệu nhà trườngg cần tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ thiết bị hiện có; dành kinh phí để sửa chữa, mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ, đáp ứng đầy đủ cho hoạt động SHCM theo NCBH.
2.5.4.2. Các yếu tố chủ quan
* Về Hiệu trưởng và BGH Nhà trường
Phẩm chất, năng lực của Hiệu trưởng và BGH Nhà trường là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác QL hoạt động SHCM theo NCBH. Nếu Hiệu trưởng và BGH nhà trường có phẩm chất chính trị, lập trường vững vàng, nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước thì sẽ chỉ đạo đúng hướng, đúng mục tiêu bậc học.
Hiệu trưởng và BGH Nhà trường có khả năng xử lý thông tin, có khả năng điều phối hoạt động sẽ hoàn thành được mục tiêu, tập hợp mọi thành viên vào hoạt động chung tạo nên quyết tâm cao và phát huy được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả. Ban giám hiệu phải là người chỉ đạo phát huy vai trò của
tổ CM trong việc chỉ đạo hoạt động giảng dạy của GV, dự giờ thống nhất nội dung bài giảng, có ý kiến đóng góp, xây dựng chỉ đạo các GV tổ chức tốt NCBH, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động SHCM chính xác, lựa chọn phân công hợp lý đội ngũ GV dạy minh họa, GV dự giờ, phát huy được tay nghề của mỗi GV.
Nhận thức, tri thức, năng lực QL hoạt động SHCM theo NCBH của Hiệu trưởng và BGH Nhà trường trường mầm non thành phố Tam Kỳ có ý nghĩa lớn đối với hoạt động SHCM theo NCBH của nhà trường. Sự đổi mới phương pháp dạy học có thành hiện thực hay không, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của Hiệu trưởng và BGH Nhà trường.
Hiệu trưởng và BGH Nhà trường phải là người am hiểu sâu sắc về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và kiến thức NCBH nói riêng để có thể làm mẫu, hướng dẫn người dưới quyền thực hiện. Ngoài ra uy tín của người hiệu trưởng trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.
Tuy nhiên, ý thức về tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu về SHCM theo NCBH của CBQL chưa thật sự cao nên trình độ và năng lực có những hạn chế nhất định, vì vậy, việc chỉ đạo QL đổi mới SHCM theo NCBH còn gặp nhiều khó khăn.
* Tổ trưởng chuyên môn:
Tổ trưởng CM là người trực tiếp QL điều hành tổ CM. Tổ trưởng vừa thực hiện nhiệm vụ như là một GV vừa thực hiện nhiệm vụ QL theo Điều lệ trường mầm non quy định và thực hiện một số nhiệm vụ khác do hiệu trưởng ủy quyền. Bởi vậy Tổ trưởng cần có năng lực CM, năng lực QL hoạt động SHCM theo NCBH vững, có năng lực thực tiễn giảng dạy và có kiến CM vững vàng. Tổ trưởng CM cần có nhận thức và sự am hiểu về kiến thức NCBH để đưa hoạt động SHCM theo NCBH của nhà trường đạt hiệu quả cao.
* Về đội ngũ giáo viên
Đội ngũ GV phải đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trình độ CM vững vàng, nghiệp vụ sư phạm giỏi, có lòng yêu nghề, nắm vững mục tiêu giáo dục, chương trình,... sẽ là yếu tố giúp cho Hiệu trưởng QL hoạt động SHCM theo NCBH được hiệu quả hơn.
Trình độ CM của GV là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả QL hoạt động SHCM theo NCBH. Để thực hiện tốt hoạt động SHCM theo NCBH đòi hỏi mỗi GV phải có năng lực phân tích, đánh giá người học toàn diện về các mặt: năng lực nhận thức, hứng thú, nhu cầu, sở thích đối với hoạt động học, tính tích cực tham gia hoạt động học tập, có năng lực phân tích, đánh giá và phát triển chương trình giáo dục, chương trình dạy học, đồng thời bản thân GV phải có năng lực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ. Nhận thức, kiến thức về NCBH, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng vận dụng sáng tạo của người GV có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng QL của hoạt động SHCM theo NCBH.
chế. Thậm chí có đồng chí GV hoài nghi hiệu quả của giờ dạy theo hướng đổi mới, sợ mất thời gian họp hành một cách hình thức, vô bổ.. Có GV e ngại khi thấy đối tượng trẻ mình giảng dạy nhận thức yếu, thiếu nhiều kỹ năng, chưa có thói quen hợp tác, CSVC chưa phù hợp...
Vấn đề theo dõi, kiểm tra thực hiện mô hình mới này của BGH nhà trường chưa thành nề nếp, các tổ trưởng CM chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ về QL đổi mới SHCM theo NCBH học nên chưa biết cách QL, điều hành đạt hiệu quả.
* Về môi trường quản lý
Ban giám hiệu Nhà trường đã chỉ đạo SHCM triển khai kế hoạch đã xây dựng với phương châm là các SHCM phải mạnh dạn áp dụng kiến thức thu nhận được từ đợt tập huấn bồi dưỡng GV của Phòng Giáo dục và Đào tạo, tham khảo tài liệu trên mạng Internet, học hỏi kinh nghiệm từ các trường bạn, phát huy trí tuệ tập thể, vừa làm vừa rút kinh nghiệm... Nên cũng đã tạo được hiệu ứng tích cực trong nhà trường.
Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường cũng nhận thấy CSVC của nhà trường còn chưa đảm bảo được yêu cầu của hoạt động SHCM theo NCBH, sự hỗ trợ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa kịp thời.
Tiểu kết chương 2
Công tác QL trường mầm non nói chung và QL hoạt động SHCM theo NCBH nói riêng có vai trò ý nghĩa rất quan trọng. Qua các số liệu điều tra thực tiễn, chúng ta thấy hoạt động QL SHCM theo NCBH ở các trường mầm non thành phố Tam Kỳ được các CBQL, TTCM, GV nhận thức là mô hình mới khả thi, rất quan trọng và cần thiết. Các kế hoạch, hình thức của hệ thống QL bước đầu đã đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác. Đội ngũ GV tích cực trau dồi CM để thay đổi phương pháp, hình thức, chú trọng tổ chức các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá để phát triển năng lực thực sự của trẻ. Kết quả cho thấy CBQL, GV các trường mầm non thành phố Tam Kỳ đã có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc thực hiện hoạt động và QL hoạt động SHCM theo NCBH tại các nhà trường.
Thực trạng hoạt động SHCM theo NCBH được lý giải và phân tích trên các phương diện: quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức; các điều kiện đảm bảo cho hoạt động; đánh giá kết quả hoạt động. Các nhà trường đã tổ chức hoạt động SHCM theo NCBH đảm bảo đúng quy trình; sử dụng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau; quan tâm đánh giá kết quả và thực hiện các điều kiện đảm bảo cho SHCM theo NCBH. Tổ chức hoạt động SHCM theo NCBH ở các trường mầm non thành phố Tam Kỳ đã thu được kết quả khá tốt đã tạo cơ hội cho tất cả GV nâng cao năng lực CM, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo; làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường.
Tuy việc thực hiện các hoạt động QL là thường xuyên nhưng kết quả đạt được là chưa hoàn toàn cao, quản lý SHCM còn mang tính hình thức, kinh nghiệm, chưa có kế
hoạch khoa học; GV chưa nắm vững nội dung SHCM theo NCBH; ý thức về tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu về SHCM theo NCBH chưa thật sự cao; tần suất, hiệu quả việc chỉ đạo QL đổi mới SHCM theo NCBH chưa đạt kết quả như mong muốn; việc theo dõi, giám sát và định hướng cho các buổi SHCM theo NCBH chưa thường xuyên, sâu sát; việc tạo động lực cho GV, trẻ phát huy tính sáng tạo, tư duy của mỗi thành viên chưa cao do chưa có quy chế rõ ràng; vấn đề họp rút kinh nghiệm và định hướng cho các buổi NCBH tiếp theo chưa đạt được yêu cầu mong muốn;….Bên cạnh đó, bản thân CBQL, TTCM, GV cũng còn những mặt hạn chế nhất định, nên chưa đảm bảo phát triển động bộ các hoạt động QL SHCM.
Những kết quả nghiên cứu ở chương 2 sẽ là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số biện pháp ở chương 3.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ TAM KỲ
TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Nguyên tắc chung đề xuất các biện pháp
Để đưa ra những biện pháp phù hợp với việc quản lý SHCM theo NCBH từ đó từng bước nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường mầm non thành phố Tam Kỳ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục mầm non
Điều 22, Luật Giáo dục đã đưa ra mục tiêu giáo dục mầm non:
“Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. [3]
Trong quá trình giáo dục mầm non có nhiều hoạt động, hoạt động SHCM theo NCBH và các hoạt động khác có những mục tiêu riêng, nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng hướng tới một mục tiêu là nhằm phát triển toàn diện trẻ, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Hoạt động giáo dục phải đảm bảo đạt được mục tiêu giáo dục mà chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo từ năm 2010 - 2020 của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ đối với mục tiêu, nội dung, chương trình Giáo dục và Đào tạo. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của hoạt động giáo dục là nguyên tắc yêu cầu hoạt động giáo dục bắt buộc phải có mục tiêu và phải được định hướng theo mục tiêu ấy trong suốt quá trình hoạt động giáo dục diễn ra.
Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục yêu cầu đề xuất và vận dụng các biện pháp quản lý hoạt động SHCM theo NCBH phải góp phần trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng CM, thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường. Mục tiêu giáo dục mầm non được cụ thể hoá trong các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học, mục tiêu của từng chủ đề, từng hoạt động, từng bài.
Mục tiêu của QL nhà trường là phải tổ chức thực hiện các hoạt động trong nhà trường sao cho đạt được các mục tiêu cụ thể đó. Mục tiêu của QL phải được xác định trước, chi phối dẫn dắt cả chủ thể QL và đối tượng QL trong toàn bộ quá trình hoạt động. Để đảm bảo tính mục tiêu, mọi hoạt động đều phải đảm bảo tính pháp quy. Sự chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường đều phải căn cứ Luật Giáo dục, các văn bản chỉ đạo của Ngành (Bộ, Sở GD&ĐT).
Đảm bảo tính mục tiêu sẽ làm cho hoạt động của các nhà trường và toàn thể hệ thống giáo dục đạt được mục tiêu giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận của một chỉnh thể thống nhất.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học là các biện pháp QL đề xuất phải căn cứ trên hệ thống kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục, khoa học quản lý giáo dục, đã được thực tiễn chứng minh tính đúng đắn. Nó phải phản ánh khách quan quá trình QL của CBQL, phù hợp với các đối tượng và các quy luật của quá trình giáo dục. Tính khoa học được thể hiện ở sự đồng bộ, quy trình hình thành chặt chẽ, các luận điểm vững vàng và tính hiệu quả cao. Những vấn đề nghiên cứu đã trình bày ở chương 1 và kết quả nghiên cứu thực trạng ở chương 2 chính là căn cứ khoa học nghiêm túc để hình thành các biện pháp QL hoạt động SHCM theo NCBH.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong việc đề xuất các biện pháp QL SHCM theo NCBH ở trường mầm non. Trong những năm gần đây, các trường mầm non không ngừng cải tiến chất lượng SHCM xuất phát từ những kinh nghiệm SHCM đã được tiến hành trước đó và từng bước nâng chất lượng SHCM cho phù hợp thực tiễn hiện nay.
Đảm bảo tính kế thừa là nguyên tắc nhằm giúp nhà trường phát huy những điểm mạnh cũng như những thành tựu từ thực tiễn trong công tác QL SHCM nói chung và quản lý SHCM theo NCBH nói riêng của nhà trường và phát huy nó lên một mức độ cao hơn. Do đó, đây là một nguyên tắc không thể thiếu trong việc đề xuất những biện pháp QL SHCM theo NCBH ở các trường mầm non thành phố Tam Kỳ. Thực tế cho thấy các trường mầm non thành phố Tam Kỳ luôn không ngừng cải tiến chất lượng SHCM theo NCBH xuất phát từ những kinh nghiệm SHCM đã được tiến hành trước đó và nâng cao chất lượng SHCM để phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước và trên thế giới.
Các biện pháp đưa ra trên cơ sở kế thừa, phát huy những ưu điểm của các biện pháp đã áp dụng. Việc đổi mới thể hiện ở chỗ khắc phục hạn chế, tìm ra cái mới, cái hợp lý, hoàn thiện và phù hợp hơn những mặt hạn chế của các biện pháp đã thực hiện trước đây. Những biện pháp đề ra phải xuất phát từ thực tiễn và điều kiện triển khai của địa phương; kế thừa những biện pháp đã thực hiện phát huy hiệu quả, thay thế những biện pháp không còn phù hợp.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc giáo dục của Đảng ta là học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội; nếu không những kiến thức học được sẽ trở thành lý luận suôn, không có giá trị thực tiễn. Do đó, xây dựng và vận dụng các biện pháp phải xuất phát từ thực tiễn tổ chức QL hoạt động SHCM theo NCBH ở các trường mầm non trên cơ sở tổng kết, đánh giá, phân tích định tính và định lượng trong quá trình nghiên cứu.
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học nắm vững tri thức, nắm vững cơ sở khoa học, kỹ thuật, văn hoá khi kết hợp hai điều kiện: 1) Tri thức là những điểm có
hệ thống, quan trọng và then chốt hơn cả. 2) Tri thức đó phải được vận dụng trong thực tiễn để cải tạo hiện thực, cải tạo bản thân. Nguyên tắc này đòi hỏi người dạy phải nắm vững tri thức, nắm vững cơ sở khoa học. Tính thực tiễn thông qua các biện quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non, đòi hỏi người QL tìm ra biện pháp QL của mình phù hợp với nhà trường của mình. Cụ thể là thực tiễn của hoạt động QL SHCM theo NCBH và các yếu tố có liên quan. Hiệu quả của các biện pháp phụ thuộc rất lớn vào việc biện pháp đó có phù hợp với thực tiễn hay