Biện pháp 4: Tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi phục vụ

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 84 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi phục vụ

vụ hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

3.2.4.1. Mục tiêu

Cơ sở vật chất và trang thiết bị là một yếu tố quan trọng giúp cho quá trình SHCM theo NCBH có thể đạt hiệu quả cao nhất. Trước hết, có thể thấy, để SHCM theo NCBH có hiệu quả, nhà trường cần đảm bảo các điều kiện nhất định về CSVC và các điều kiện khác có liên quan như: số lượng GV dự giờ, vị trí của GV khi quan sát, dự giờ, phòng học bộ môn, tủ đựng hồ sơ giúp cho GV có điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động SHCM theo NCBH.

Do đó, việc tham mưu với Ban giám hiệu nhằm đảm bảo các điều kiện cho SHCM theo NCBH cũng chính là đảm bảo bước đầu cho quá trình SHCM theo NCBH đạt được hiệu quả cao.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

- Trang bị hệ thống tài liệu nghiên cứu, các thiết bị tra cứu về hoạt động SHCM theo NCBH: tài liệu được in ấn, tài liệu điện tử.

- Đầu tư trang cấp các phương tiện hiện đại hỗ trợ hoạt động SHCM theo NCBH: máy tính xách tay, máy chiếu, máy quay video, máy ảnh, loa, camera lớp học,...; đồ dùng dạy học trong trường mầm non. Trang bị đầy đủ hệ thống phòng học đa năng, các loại tủ đựng hồ sơ, thiết bị cho tổ chuyên môn.

- Nâng cao ý thức sử dụng, bảo quản các tài liệu, đồ dùng, trang thiết bị được cung cấp; bồi dưỡng kĩ năng sử dụng các trang thiết bị hiện đại cho GV. Khuyến khích GV ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sưu tầm và tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ dạy học theo NCBH.

- Kiểm tra, đánh giá kĩ năng sử dụng, bảo quản CSVC trong hoạt động SHCM theo NCBH.

+ Tham mưu cho BGH về sửa chữa, bổ sung CSVC phục vụ cho quá trình SHCM theo NCBH.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng nhà trường cần rà soát, kiểm tra thực tế, đánh giá hiện trạng hệ thống CSVC hiện có của trường; chỉ đạo các bộ phận, tổ CM căn cứ chức năng, nhiệm vụ đề xuất bổ sung các trang thiết bị cần thiết phục vụ công việc, xác định nhu cầu về CSVC, trang thiết bị dạy học của GV khi thực hiện hoạt động

SHCM theo NCBH để xây dựng kế hoạch năm học trong đó có xác định việc trang bị mới, sửa chữa hoặc thay thế về CSVC.

Quản lý, giám sát chặt chẽ các nguồn đầu tư cho việc xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị dạy học để việc đầu tư có trọng tâm, tránh dàn trải không đem lại hiệu quả thiết thực.

Nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn cho CBQL, GV về CSVC, thiết bị dạy học qua việc tổ chức nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, các tài liệu QL giáo dục; tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, hội thảo, các lớp bồi dưỡng tập trung để bồi dưỡng cho TTCM, GV sử dụng, bảo quản các trang thiết bị dạy học theo NCBH, nhất là trang thiết bị công nghệ cao; tham quan học tập các trường có CSVC và phương pháp QL tốt.

Chuẩn hóa và trang bị hệ thống tài liệu về hoạt động SHCM theo NCBH để TTCM, GV có căn cứ thực hiện: tham mưu với Phòng GD&ĐT xây dựng hệ thống văn bản, bố trí kinh phí mua các tài liệu và huy động tài liệu từ chính GV trong nhà trường.

Đầu tư xây dựng hệ thống CSVC như phòng học chức năng, tủ đựng hồ sơ; mua sắm các thiết bị dạy học hiện đại phục vụ chính đáng cho hoạt động SHCM theo NCBH: máy tính xách tay, máy chiếu, máy quay video, máy ảnh, loa,...; bổ sung đồ dùng dạy học của các môn học. Ngoài ra, các trường cần đầu tư mua sắm bảng đen di động hoặc bảng phoóc để hỗ trợ việc ghi lại tiến trình hoặc ghi lại các ý kiến trao đổi, chia sẻ trong SHCM theo NCBH.

Thực hiện tốt công tác xã hội hóa: tuyên truyền vận động và xây dựng mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa nhà trường với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, hội phụ huynh, các tập thể và cá nhân đóng góp công sức, kinh phí để bổ sung CSVC cho nhà trường.

Đẩy mạnh công tác tham mưu với chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT về công tác xây dựng CSVC của nhà trường. Trong đó, tích cực tham mưu về việc huy động nguồn vốn từ ngân sách địa phương, các nguồn kinh phí từ dự án của nước ngoài, các chương trình mục tiêu quốc gia, cân đối từ nguồn tiết kiệm chi khác để bổ sung CSVC, thiết bị kỹ thuật nhằm phục vụ tốt hoạt động SHCM theo NCBH trong nhà trường.

Với những trường có điều kiện, huy động được nguồn kinh phí có thể bố trí cho mỗi lớp một tủ đựng hồ sơ, thiết bị và trang cấp máy chiếu, máy quay, loa tại các phòng học để GV không phải di chuyển đồ dùng, thiết bị; đồng thời các lớp có đủ thiết bị nghe nhìn để triển khai các bước SHCM theo NCBH.

Với những trường còn khó khăn, không trang bị đầy đủ các đồ dùng, thiết bị cho mỗi lớp học thì cần xây dựng lịch mượn, trả để tất cả các tổ CM, các lớp học đều được sử dụng nhằm nâng cao kĩ năng cho GV, giúp trẻ tiếp cận với những bài học có ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo cho hoạt động SHCM theo NCBH được hiệu quả.

thức; khen thưởng GV sáng tạo, cải tiến đồ dùng dạy học nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường; phổ biến và tổ chức áp dụng rộng rãi những đồ dùng, thiết bị đạt hiệu quả cao.

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác QL, khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị phục vụ CM thông qua việc xây dựng quy định, kiểm tra việc thực hiện quy định CM; kiểm tra hoạt động của phòng thư viện, phòng thiết bị; việc sử dụng đồ dùng, thiết bị của tổ CM và cá nhân GV thông qua hoạt động SHCM theo NCBH.

Xây dựng hệ thống hồ sơ, sổ sách ghi chép, theo dõi quá trình xây dựng CSVC mua sắm trang thiết bị hoặc sử dụng phần mềm QL trường học để hỗ trợ QL hồ sơ, lịch công tác, giúp hiệu trưởng nắm bắt toàn bộ hoạt động SHCM theo NCBH của các tổ CM, của trường.

Phân công trách nhiệm việc bảo quản, kiểm kê: Nhà trường thành lập Ban QL tài sản, thiết bị, tập hợp đầy đủ hồ sơ, sổ sách thống kê, kiểm tra tài sản định kỳ hàng quý, hàng năm. Bên cạnh đó, nhà trường giao trách nhiệm QL, sử dụng và bảo quản tài sản cho từng tổ chuyên môn; hàng tháng kiểm tra, báo cáo, sửa chữa, bảo dưỡng CSVC kịp thời.

Tổ trưởng chuyên môn cùng Hiệu trưởng nhà trường thường xuyên kiểm tra, đánh giá các điều kiện CSVC. Từ đó, tham mưu cho Ban giám hiệu để đảm bảo các điều kiện CSVC tốt nhất phục vụ cho SHCM theo NCBH.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Đội ngũ CBQL, GV phải nhận thức đầy đủ vai trò của thiết bị, CSVC đối với việc nâng cao chất lượng dạy học theo NCBH.

Cán bộ quản lý các trường cần rà soát thực trạng CSVC tại nhà trường, tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT thành phố; đồng thời xây dựng mối quan hệ mật thiết, gắn bó với các tổ chức, cá nhân, ban đại diện cha mẹ học sinh để có được sự quan tâm tiếp tục đầu tư, hỗ trợ về kinh phí mua sắm trang thiết bị, CSVC.

Hiệu trưởng các trường mầm non phải có kế hoạch sử dụng các nguồn lực đầu tư mua sắm, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất kịp thời, phù hợp với điều kiện của nhà trường; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng, bảo quản thiết bị, CSVC trong nhà trường.

Tổ trưởng CM cần phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu trong việc kiểm tra, đánh giá thực trạng CSVC. Để từ đó có cơ sở lập kế hoạch sửa chữa, bổ sung CSVC, thiết bị phục vụ quá trình SHCM theo NCBH.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)