Kết quả sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài họ cở các trường mầm

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 55 - 57)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.6. Kết quả sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài họ cở các trường mầm

mầm non thành phố Tam Kỳ

Bảng 2.6. Nhận thức và mức độ thực hiện

SHCM theo NCBH ở các trường mầm non thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam

STT Nội dung TS Tần suất thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Kết quả thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Rất thư ờng x uyên Thư ờng xuyê n Thỉnh thoả ng Chư a bao giờ Tốt Khá Trung bình Yếu 1

Sinh hoạt chuyên môn xây dựng kế hoạch NCBH.

106 82 16 8 0 3,70 1 89 14 3 0 3,81 1

2

Sinh hoạt chuyên môn thảo luận mục tiêu, nội dung bài học.

106 77 20 9 0 3,64 2 86 15 5 0 3,76 3

3

Sinh hoạt chuyên môn yêu cầu GV soạn, tiến hành dạy thể hiện sự sáng tạo của cá nhân 106 75 26 3 0 3,62 3 86 13 7 0 3,75 2 4

Sinh hoạt chuyên môn dự giờ hoạt động dạy minh họa

106 65 35 6 0 3,56 5 80 17 9 0 3,67 6

5

Sinh hoạt chuyên môn thảo luận, chia sẻ về giờ dạy minh họa. 106 73 24 9 0 3,60 4 84 14 8 0 3,72 4 6 Áp dụng cho thực tế dạy học hàng ngày. 106 62 35 9 0 3,50 6 82 16 8 0 3,70 5

Kết quả bảng 2.6. cho thấy: Kết quả SHCM theo NCBH ở các trường mầm non thành phố Tam Kỳ được áp dụng và kết quả thực hiện đạt hiệu quả cao hơn tần suất thực hiện (Điểm trung bình của tần suất thực hiện là 3,60 điểm và điểm trung bình cho kết quả thực hiện là 3,73 điểm)

Các nội dung mà GV mầm non thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam thực hiện tốt bao gồm: SHCM xây dựng kế hoạch NCBH (3,70 điểm, thứ bậc 1); SHCM thảo luận mục tiêu, nội dung bài học (3,64 điểm, thứ bậc 2); SHCM yêu cầu GV soạn, tiến hành dạy thể hiện sự sáng tạo của cá nhân (3,62 điểm, thứ bậc 3). Xét về điểm tần suất thực hiện các yếu tố trên được đánh giá ở mức độ tốt. Như vậy, kết quả điều tra này cho thấy, Nhà trường đã bước đầu thành công trong việc triển khai hoạt động NCBH, hoạt động này đã được đội ngũ CBQL và GV ủng hộ nhiệt tình và hăng hái tham gia.

Tuy nhiên, kết quả đánh giá của GV cũng cho thấy trong hoạt động SHCM thảo luận, chia sẻ về giờ dạy minh họa và việc áp dụng vào thực tiễn dạy học hàng ngày có tần suất thực hiện thấp; Sinh hoạt chuyên môn dự giờ tiết dạy minh họa (bậc thứ 5 và thứ 6). Đây cũng chính là thực trạng tồn tại ở các SHCM trong quá trình xây dựng kế hoạch chuẩn bị bài dạy minh họa. Điều đó cho thấy, một mặt là do năng lực lãnh đạo, điều hành của một số tổ trưởng CM chưa thật sự tốt.

Qua bảng kết quả cũng cho thấy, tần suất thực hiện ở mức tốt, đặc biệt ở nhóm có thứ bậc cao (nhóm 1,2,3) lại gần như trùng lặp với nhóm có thứ bậc cao ở nhóm kết quả thực hiện, ngôi vị đầu không thay đổi chỉ có sự hoán đổi vị trí (ở thứ 2 và thứ 3). Do vậy, nếu GV hiểu đúng mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động NCBH và SHCM tổ chức thực hiện việc thảo luận, chia sẻ về bài học một cách đều đặn hơn, đồng thời tăng cường áp dụng việc giảng dạy vào thực tiễn nhiều hơn thì hiệu quả của hoạt động NCBH sẽ đạt được kết quả rất tốt.

Như vậy, kết quả SHCM theo NCBH ở các trường mầm non thành phố Tam Kỳ qua việc tự đánh giá của GV cho thấy: Không có sựkhác biệt lớn ở tần suất thựchiện và kết quả thực hiện qua việc GV tự đánh giá. Các nội dung về tần suất thực hiện của hoạt động SHCM theo NCBH đa số đều được đánh giá khá tốt, tuy có chênh lệch về thứ bậc nhưng không đáng kể. Đặc biệt ba nội dung được GV đánh giá thứ bậc cuối: SHCM thảo luận, chia sẻ về giờ dạy minh họa (3,60 điểm); GV áp dụng cho thực tế dạy học hàng ngày (3,50điểm) cho thấy BGH nhà trường trong thời gian tới cần có những biện pháp quản lý phù hợp để khắc phục những hạn chế này.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)