Các hình thức SHC Mở trường mầm non

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 25 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Các hình thức SHC Mở trường mầm non

Sinh hoạt chuyên môn ở các nhà trường mầm non thường diễn ra theo các hình thức đó là: Tổ chức theo tổ CM định kỳ 2 lần/1 tháng; Sinh hoạt theo các chuyên đề (tức là dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học) và SHCM theo NCBH (nghĩa là SHCM dựa trên phân tích những hoạt động của trẻ là chính).

Sinh hoạt chuyên môn theo tổ CM: Hình thức được tổ chức thường xuyên, triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về CM của cấp trên do BGH triển khai. Tổ trưởng CM nhận xét việc thực hiện quy chế CM của tổ, sau đó triển khai nội dung tiếp theo cho tổ viên thực hiện.

Sinh hoạt chuyên môn theo dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học: Trong mỗi buổi dự giờ có sự tham gia của BGH, tổ trưởng và hầu hết GV trong tổ. Kết thúc quá trình dự giờ sẽ tổ chức thảo luận, rút kinh nghiệm về bài học, sau đó đánh giá, xếp loại tay nghề của giáo viên.

Sinh hoạt chuyên môn theo NCBH: Là hình thức SHCM mới được manh nha và triển khai trong thời gian gần đây và bước đầu triển khai ở một số trường mầm non. SHCM theo NCBH không tập trung vào đánh giá, xếp loại GV mà tập trung vào trẻ nhiều hơn nhất là những trẻ gặp khó khăn về việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng. Giúp

GV tự điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy phù hợp.

Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của tổ CM trường mầm non theo Điều lệ trường mầm non, có thể khái quát quy trình SHCM ở trường mầm non như sau:

a) Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn

Cơ sở để xây dựng kế hoạch năm học là: Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT; phòng GD&ĐT thành phố; Nhà trường; Kết quả năm học vừa thông qua báo cáo tổng kết năm học; Năng lực GV trong tổ; Cơ sở vật chất của trường, cá nhân GV;… Các chỉ tiêu của tổ được giao; Chuẩn các danh hiệu thi đua mà tổ đăng kí tham gia.

Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ CM nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Cũng là để phân công công việc cụ thể cho từng thành viên, thời gian hoàn thành, biện pháp thực hiện.

- Phân công quản lý:

Tổ trưởng: Chịu trách nhiệm chung về các hoạt động, về cách lập kế hoạch và phân công tổ viên thực hiện, cùng với tổ phó kiểm tra hồ sơ, lập báo cáo tháng, học kỳ cho BGH, kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu, để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

“Thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ CM nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ” [4]

Tổ phó: Cùng với tổ trưởng tham gia tổ chức các hoạt động của tổ, ghi chép biên bản họp tổ, thay mặt tổ trưởng điều động công việc khi tổ trưởng vắng mặt, chiu trách nhiệm tổ chức các hoạt động phong trào trong tổ, cùng tổ trưởng tham gia dự giờ,…

b) Chỉ đạo thực hiện những nội dung SHCM cụ thể - Chỉ đạo họp chuyên môn:

Chuẩn bị: Thực hiện thông báo về nội dung họp tổ bằng văn bản hoặc trên bảng tin của tổ đến GV trước một ngày diễn ra phiên họp để GV có thể chuẩn bị tham gia thảo luận.

Mỗi tháng tổ CM họp 2 lần vào chiều thứ bảy tuần thứ 2 và tuần thứ 4 hàng tháng (không tính những buổi họp đột xuất) có ghi biên bản đầy đủ thông tin, nội dung cuộc họp, không ghi quá sơ sài. Nội dung là tổng kết hoạt động, đánh giá chất lượng hoạt động và phổ biến kế hoạch mới giữa kì họp, phân công và thảo luận biện pháp thực hiện được ghi vào biên bản họp tổ.

- Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề:

Chuẩn bị: Tổ trưởng lên lịch dự giờ hàng tháng, GV đi dự xem lịch và có chuẩn bị về nội dung bài dạy để tham gia đánh giá giờ dạy; Tổ trưởng lên kế hoạch thao giảng bồi dưỡng theo chuyên đề (2 đến 3 lần/năm) bố trí thời gian hợp lý để tất cả các GV trong tổ đều được tham gia; Đánh giá tiết dạy; Tiến hành sau khi tiết dạy kết thúc, trong quá trình dự giờ GV có sự chuẩn bị về nội dung góp ý, nên việc đánh giá tiết dạy

không bị động về thời gian.

c) Kiểm tra, đánh giá SHCM

Thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị của GV cho những buổi họp chuyên môn, những buổi hội giảng, thao giảng…

Có những góp ý cho GV sau những buổi hội giảng, thao giảng. Sau mỗi buổi SHCM, Tổ trưởng CM đánh giá kết quả của buồi SHCM, ưu điểm, nhũng điểm cần cải thiện…SHCM theo tổ CM: Hình thức được tổ chức thường xuyên, triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về CM của cấp trên do BGH triển khai. Tổ trưởng CM nhận xét việc thực hiện quy chế CM của tổ, sau đó triển khai nội dung tiếp theo cho tổ viên thực hiện.

Sinh hoạt chuyên môn theo dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học: Trong mỗi buổi dự giờ có sự tham gia của BGH, tổ trưởng và hầu hết GV trong tổ. Kết thúc quá trình dự giờ sẽ tổ chức thảo luận, rút kinh nghiệm về bài học, sau đó đánh giá, xếp loại tay nghề của GV.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)