Biện pháp 2: Chuẩn hóa hệ thống văn bản quản lý sinh hoạt chuyên môn

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 78 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Biện pháp 2: Chuẩn hóa hệ thống văn bản quản lý sinh hoạt chuyên môn

môn theo nghiên cứu bài học

3.2.2.1. Mục tiêu

Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài, do đó phải đào tạo GV có chất lượng cao, thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng, chuẩn hoá, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ GV.”

Chuẩn nghề nghiệp GV mầm non được ban hành theo 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8/10/2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, kèm theo đó Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành công văn số 1700/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 26 tháng 03 năm 2012 về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại GV mầm non theo quyết định số 02/2008/QĐ- BGDĐT. Điều lệ trường mầm non ban hành năm 2015, Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/1/2017 ban hành Chương trình giáo dục mầm non là những căn cứ cơ bản để chúng ta khẳng định coi trọng chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là rất quan trọng.

Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy định liên quan đến hoạt động SHCM theo NCBH Chuẩn hóa hệ thống văn bản quản lý hoạt động SHCM theo NCBH nhằm giúp cho CBQL, GV các trường mầm non thực hiện tốt hoạt động SHCM theo NCBH và QL hoạt động SHCM theo NCBH đúng quan điểm chỉ đạo. Trên cơ sở đó góp phần nâng cao nhận thức, hình thành kĩ năng tổ chức SHCM và sáng tạo trong QL hoạt động SHCM theo NCBH.

Một số văn bản liên quan đến SHCM theo NCBH ở trường mầm non:

- Bộ GD&ĐT, Điều lệ trường mầm non- Văn bản hợp nhất số 04/VBHN- BGDĐTngày 24 tháng 12 năm 2015.

- Bộ GD&ĐT, Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8/10/2018 quy định chuẩn nghề nghiệp GVmầm non.

- Bộ GD&ĐT, Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT ngày 8/10/2018 ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non.

- Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2018- 2019; 2019-2020.

- Luật giáo dục sửa đổi – Dự thảo ngày 27-9-2018 (đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, sáng ngày 14/6/2019.

- Tài liệu hướng dẫn SHCM theo NCBH tại trường mầm non, Nhà xuất bản Phụ nữ, Tổ chức Plan International Việt Nam.

- Tài liệu nồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực CM nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lý và GV mầm non năm học 2019-2020, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Trong trường mầm non, tổ chức và QL hoạt động SHCM theo NCBH còn nhiều hạn chế. Trong đó, một phần do thiếu văn bản pháp lý, văn bản hướng dẫn quy định về cách thức tổ chức, về nhiệm vụ các đối tượng tham gia... Để nâng cao hiệu quả hoạt động SHCM theo NCBH cần chuẩn hóa hệ thống văn bản QL hoạt động SHCM theo NCBH trong nhà trường. Vì vậy, Hiệu trưởng và BGH nhà trường cần thực hiện các nội dung sau:

Xây dựng hệ thống văn bản hành chính chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường: - Các quyết định: quyết định thành lập mạng lưới CM về SHCM theo NCBH, quyết định thành lập ban kiểm tra nội bộ trường học,...

- Các kế hoạch: kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường, kế hoạch hoạt động SHCM theo NCBH, kế hoạch trang cấp CSVC và trang thiết bị hiện đại,...

- Quy chế khen thưởng đối với bộ phận, cá nhân thực hiện tốt hoạt động SHCM theo NCBH.

- Chuẩn hóa hệ thống văn bản chỉ đạo công tác CM về hoạt động SHCM theo NCBH phù hợp với đặc điểm của nhà trường, của tổ chuyên môn:

+ Quy định hồ sơ hoạt động và QL hoạt động SHCM theo NCBH của nhà trường và của tổ CM.

- Các mẫu kế hoạch, biên bản ghi tiến trình, nghị quyết SHCM theo NCBH của tổ CM.

- Văn bản quy định về hoạt động SHCM theo NCBH tại trường: mục tiêu, nội dung, quy trình, phương pháp, các điều kiện đảm bảo cho SHCM.

- Văn bản quy định tiêu chí đánh giá, biểu mẫu đánh giá kết quả hoạt động SHCM theo NCBH.

- Văn bản hướng dẫn cách đánh giá hoạt động SHCM theo NCBH.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng và BGH các trường căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT để xây dựng và ban hành các văn bản QL hoạt động SHCM theo NCBH: quy định về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, cách kiểm tra đánh giá hoạt động SHCM theo NCBH cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường.

Đối với những văn bản có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn:

- Hiệu trưởng cần lấy ý kiến của các tổ chuyên môn, GV trong nhà trường như: lộ trình áp dụng SHCM theo NCBH; kế hoạch mua sắm, sửa chữa CSVC, trang thiết bị phục vụ SHCM; quy chế khen thưởng đối với tổ chuyên môn, GV trong việc thực hiện hoạt động SHCM theo NCBH,... Khi tổ chức lấy ý kiến, Hiệu trưởng nhà trường cần xác định đúng vấn đề cần lấy ý kiến, đối tượng lấy ý kiến, cách thức lấy ý kiến và quy định thời gian lấy ý kiến để thu được ý kiến tập trung, dễ dàng tổng hợp trước khi ban hành văn bản.

định của cấp trên, trước khi đưa vào thực hiện các trường cần xin ý kiến phê duyệt của lãnh đạo Phòng GD&ĐT.

- Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ CM xây dựng kế hoạch hoạt động SHCM theo NCBH dựa trên văn bản chung của nhà trường phù hợp với trình độ GV trong tổ và đặc điểm tâm lý lứa tuổi trẻ của khối lớp.

Việc ban hành văn bản cần thực hiện đúng quy trình, rà soát nội dung các văn bản đã ban hành trước đó để tránh ban hành văn bản chồng chéo, trùng lặp gây khó khăn cho việc QL hoạt động SHCM theo NCBH của các tổ CM.

Các văn bản về QL hoạt động SHCM theo NCBH được ban hành phải tập trung vào giải quyết những vấn đề cấp bách, bức thiết, những khó khăn, vướng mắc cho các tổ CM, cá nhân; đồng thời định hướng cách thức QL để CBQL phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình QL hoạt động SHCM theo NCBH.

Phân biệt rõ văn bản tham mưu với văn bản chỉ đạo, văn bản hành chính với văn bản CM để xác định cơ sở pháp lý, sự cần thiết ban hành, thẩm quyền ban hành, bộ phận soạn thảo, thời gian ban hành, nguồn lực tài chính, nhân lực thi hành văn bản và các vấn đề khác có liên quan; đồng thời trình bày văn bản đúng thể thức, kĩ thuật soạn thảo và đảm bảo nội dung đã đề ra.

Sau khi được chuẩn hóa, có hiệu lực thi hành, văn bản phải được chuyển đến những đối tượng QL, đối tượng thực thi văn bản để nắm bắt và thực hiện; công khai rộng rãi những văn bản mang tính chỉ đạo trên website của nhà trường, gửi qua email cho cá nhân và niêm yết tại bảng công khai của nhà trường để thuận lợi cho việc tra cứu, sử dụng văn bản của CBQL, GV.

Hướng dẫn tổ chuyên môn, GV thực thi các văn bản theo đúng chỉ đạo, giải đáp thắc mắc của GV trong quá trình thực thi văn bản.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Để việc chuẩn hóa hệ thống văn bản đạt kết quả tốt, hiệu trưởng các trường mầm non cần tập hợp đầy đủ văn bản từ cấp Bộ, cấp Sở, cấp Phòng và tài liệu của các tổ chức nước ngoài.

Lãnh đạo các trường mầm non cần phổ biến văn bản của các cấp về tổ chức hoạt động SHCM theo NCBH; đồng thời xây dựng văn bản về QL hoạt động SHCM theo NCBH dựa trên đặc điểm tổ CM, đội ngũ GV, nhận thức của trẻ và điều kiện của nhà trường.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)