8. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Về giáo dục mầm non
Thành phố Tam Kỳ hiện có 13 trường Mầm non, Mẫu giáo công lập với hơn 2819 cháu trong độ tuổi mầm non, mẫu giáo theo học. Đến nay đã có 11/13 trường mầm non được tầng hóa; 11/13 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I (tỉ lệ 84,6%) và 06/13 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II (Mầm non 24/3; Sơn Ca, mẫu giáo Hương
Sen, Bình Minh, Ánh Dương, Vành Khuyên) (tỉ lệ 46,1%). Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo danh mục thiết bị tối thiểu đảm bảo. Huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%, có hơn 89% trẻ ăn trưa tại trường, hơn 99% trẻ được xếp loại chuyên cần, 100% trẻ trong độ tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non. Thực hiện đúng 2 giáo viên/lớp bán trú. các cơ sở giáo dục mầm non đã tạo dựng được môi trường chăm sóc giáo dục cho trẻ rất tốt, các cô giáo mầm non tâm huyết với nghề nghiệp. Các trường mầm non rất thân thiện với trẻ, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp giúp các cháu vui chơi thoải mái, thực hiện đúng phương châm “Học thông qua hoạt động vui chơi”.
Tuy nhiên, so với các thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ vẫn còn một số khó khăn, thách thức: Đặc trưng của khu vực chưa được quảng bá rộng rãi. Trung tâm Thành phố có sông Bàn Thạch, mặt nước và cây xanh, tuy nhiên chưa được đầu tư xây dựng để người dân có thể sử dụng, chất lượng không gian đô thị chưa tốt. Tỷ lệ tăng trưởng của ngành nông - lâm - thủy sản thấp, dân số ngành nông nghiệp đang giảm dần. Hay xảy ra lũ khi có mưa lớn. Vào mùa khô không có nhiều gió nên rất nóng. Ở một số địa phương vùng ven, trước kia do điều kiện dân cư thưa thớt, đường sá đi lại khó khăn nên một số trường tổ chức mô hình điểm trường. Như Trường Mẫu giáo Măng Non xã Tam Ngọc, ngoài điểm trường chính ở thôn Bình Hòa còn có 2 điểm trường ở thôn Trà Lang và thôn Đồng Hành. Trường mẫu giáo Hải Âu, Hoa Sen cũng có 02 điểm trường. Công tác đầu tư xây dựng trường học chưa kịp thời, chưa đảm bảo theo phân kỳ của Đề án; chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc mầm non chưa hoàn thành đúng tiến độ đề ra; công tác xã hội hóa chưa khai thác hết tiềm năng của thành phố tỉnh lỵ.
Với thực trạng nêu trên, công tác giáo dục đặc biệt là giáo dục mầm non thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp. Giáo dục mầm non thành phố Tam Kỳ sẽ từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục toàn diện, củng cố và nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi. Nâng cao chất lượng GDMN trên cả 5 mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và thẩm mĩ. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD. Triển khai bồi dưỡng CBQL và bồi dưỡng thường xuyên cho GVmầm non theo các Chương trình bồi dưỡng mới ban hành và đánh giá họ theo chuẩn nghề nghiệp, gắn với việc đãi ngộ và sử dụng.Tăng cường CSVC trường học, xây dựng các nhà trường an toàn theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá, chuẩn hoá, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ hợp tác quốc tế trong việc phát triển mạng lưới và tăng cường năng lực của các trường học. Đẩy mạnh phong trào sử dụng và tự làm thiết bị dạy học đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, rèn luyện kỹ năng thực hành cho trẻ.
Bảng 2.1. Thống kê số liệu trường, lớp bậc học mầm non năm học 2019-2020
STT Tên trường Số trẻ Số lớp
1 Mầm non 24/3 345 14
2 Mầm non Sơn Ca 469 18
3 Mẫu giáo Hương Sen 284 9
4 Mẫu giáo Vành Khuyên 217 7
5 Mẫu giáo Ánh Dương 213 6
6 Mẫu giáo Tuổi Thơ 209 5
7 Mẫu giáo Bình Minh 147 5
8 Mẫu giáo Họa Mi 115 4
9 Mẫu giáo Rạng Đông 98 3
10 Mẫu giáo Anh Đào 185 6
11 Mẫu giáo Hoa Sen 189 7
12 Mẫu giáo Hải Âu 156 6
13 Mẫu giáo Măng Non 192 8
Tổng cộng: 2819 98
(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Tam Kỳ)
Qua bảng số liệu trên cho thấy số lớp, số trẻ trong các trường mầm non không đồng đều vì:
- Quy mô dân số trên địa bàn các trường. - Quy mô số trường trên địa bàn các phường. - Căn cứ vào đội ngũ giáo viên, CSVC. - Thương hiệu, uy tín của mỗi nhà trường.