8. Cấu trúc luận văn
1.6.2. Các yếu tố chủ quan
- Năng lực của Tổ trưởng chuyên môn: Trong SHCM theo NCBH, vai trò của người TTCM là rất quan trọng. Bởi vì, TTCM là người trực tiếp quản lý tổ CM, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của GV trong quá trình NCBH. Như vậy, năng lực của Tổ trưởng CM ảnh hưởng đến kết quả của các buổi SHCM theo NCBH, mà cụ thể tập trung vào một số năng lực như: Năng lực chủ trì, năng lực điều khiển hoạt động SHCM…
- Năng lực của giáo viên: Bên cạnh năng lực của người TTCM thì năng lực của GV cũng có vai trò rất quan trọng đến kết quả của hoạt động SHCM theo NCBH. Người GV có nắm giữ quy trình SHCM theo NCBH, nắm vững được các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực thì mới tạo được sự hứng thú đối với bài học của trẻ. Bên cạnh đó, SHCM theo NCBH cũng đòi hỏi GV phải có kỹ năng, năng lực cần thiết khác như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng quan sát, ghi chép khi dự giờ… - Môi trường, bầu không khí trong tổ chuyên môn: Là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của SHCM theo NCBH. Bầu không khí trong tổ CM có thoải mái, cởi mở, môi trƣờng làm việc có thân thiện thì GV mới hào hứng tham gia NCBH.
- Động lực của GV trong SHCM theo NCBH: Là sự khao khát và tự nguyện của GV nhằm tăng cường những nỗ lực để thực hiện những mục tiêu của SHCM theo NCBH. Trong NCBH, động lực chủ yếu thúc đẩy GV chính là sự hoàn thiện bản thân, khả năng nâng cao tay nghề nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường. Ngoài ra còn là sự cải thiện những mối quan hệ giữa mọi người trong tổ CM với nhau.
Tiểu kết chương 1
Sinh hoạt chuyên môn theo NCBH là hoạt động mang nhiều ý nghĩa đối với các nhà trường hiện nay: tạo cơ hội cho tất cả GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ; góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, tạo môi trường làm việc, dạy và học bình đẳng, thân thiện cho tất cả mọi người. Vì vậy, quản lý hoạt động SHCM theo NCBH là một hướng nghiên cứu mới đang được nhiều tác giả quan tâm tiếp cận.
Quản lý SHCM theo NCBH là quá trình tác động từ Hiệu trưởng đến các tổ CM và GV, giúp GV có năng lực hợp tác, kỹ năng thực hiện các nội dung về NCBH. Qua các hoạt động về NCBH, GV hiểu NCBH là cơ hội để phát triển năng lực bản thân khi tham gia SHCM theo NCBH.
một chiều, bởi chiến lược đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là cả một quá trình. Thế nhưng, thực trạng SHCM ở các trường mầm non thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam hiện nay đang là sự lo lắng của ngành giáo dục nói chung. Mặc dù ngay từ đầu năm học 2018- 2019, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo nhân rộng triển khai thực hiện đổi mới SHCM theo NCBH tại tất cả các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhưng nhìn chung, việc thực hiện ở SHCM của các trường còn mang tính chiếu lệ, qua loa; đặc biệt là BGH chưa có kế hoạch và phương pháp kiểm tra, đôn đốc, đánh giá SHCM một cách hiệu quả. Để công tác quản lý SHCM đạt hiệu quả, Hiệu trưởng các trường mầm non trước hết phải nhận thức sâu sắc rằng trong chiến lược cải thiện chất lượng dạy học và sự phát triển của nhà trường, SHCM giữ vị trí hết sức quan trọng. Từ đó, Hiệu trưởng phải quản lý công tác này một cách toàn diện, chặt chẽ và khoa học về các phương diện: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện quản lý SHCM. Để thực hiện được các nội dung đó, hiệu trưởng phải nắm được các yếu tố tác động đến SHCM như: năng lực của tổ trưởng chuyên môn, chất lượng đội ngũ GV, tinh thần tự học, tự rèn và không ngừng đổi mới của GV, CSVC, tài chính phục vụ nhu cầu dạy và học trong nhà trường. Các tổ CM và GV cần thay đổi nhận thức và tư duy nhằm xây dựng một môi trường SHCM thiết thực, bắt kịp sự đổi mới về kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trẻ, góp phần thúc đẩy chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Những nghiên cứu ở chương 1 là tiền đề để chúng tôi giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu ở chương 2 và chương 3 của đề tài.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát quá trình điều tra khảo sát
2.1.1. Mục đích khảo sát
Đánh giá thực trạng SHCM theo NCBH và quản lý SHCM theo NCBH ở các trường mầm non thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.
Đánh giá thuận lợi, khó khăn, rào cản và nguyên nhân của vấn đề SHCM theo NCBH tại các trường mầm non thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.
2.1.2. Đối tượng khảo sát
- 28 cán bộ quản lý cấp trường: 13 hiệu trưởng, 15 Phó hiệu trưởng của 13 trường mầm non thành phố Tam Kỳ.
- 78 giáo viên của 13 trường mầm non thành phố Tam Kỳ: Mỗi trường 03 TTCM và 03 GV cốt cán (Tổ trưởng và GV cốt cán là những người nắm vững hệ thống cơ sở lí luận và có nhiều kinh nghiệm trong thực hành tổ chức SHCM theo NCBH trong 02 năm thực hiện tại trường).
2.1.3. Nội dung khảo sát
- Nhận thức về SHCM theo NCBH và quản lý SHCM theo NCBH của CBQL, GV các trường mầm non tại 13 trường thực hiện thực hiện SHCM theo NCBH.
- Thực trạng SHCM theo NCBH tại các trường mầm non thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.
- Thực trạng quản lý SHCM theo NCBH ở các trường mầm non thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
Đề tài kết hợp phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi với phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khác nhau
Quá trình thực hiện: Xây dựng phiếu khảo sát với nội dung phù hợp, thực tế, tránh đề ra những yêu cầu chung chung hoặc khó xác định; các nội dung tiến hành khảo sát theo 3 mức độ; tổng hợp và xử lý và phân tích thông tin. Nội dung khảo sát với những mức độ sau:
Các mức độ Thang điểm quy ước Điểm trung bình
Tốt/ Rất quan trọng 4 điểm 3,26 → 4,0 điểm
Khá/ Quan trọng 3 điểm 2,51 → 3,25 điểm
Trung bình/ Ít quan trọng 2 điểm 1,76 → 2,50 điểm
- Khảo nghiệm ý kiến chuyên gia.
- Quan sát, phỏng vấn trao đổi với CBQL, GV.
- Nghiên cứu các văn bản thống kê, tổng kết, đánh giá kết quả giáo dục của trường, ngành.
Trong khi thực hiện quá trình khảo sát cần chọn thời điểm hợp lý, nội dung phù hợp nhằm đảm bảo tính khách quan của kết quả khảo sát cần lưu ý:
- Lựa chọn câu hỏi hoặc biến đổi câu hỏi trong phiếu phải phù hợp với đối tượng được hỏi và vấn đề quản lý được hỏi.
- Độ dài phiếu hỏi vừa phải không quá dài, câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, dễ trả lời. Tỷ lệ câu hỏi trong phiếu phải hợp lý đa phần là câu hỏi đóng, một số ít là câu hỏi mở.
- Trong trường hợp yêu cầu giữ bí mật cho người trả lời thì người đi khảo sát phải giữ bí mật cho người trả lời.
2.1.5. Thời gian và địa bàn khảo sát
- Thời gian khảo sát: Từ tháng 03/2020 đến tháng 07/2020.
- Địa bàn khảo sát: 13 trường mầm non thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam: 24/3, Sơn Ca, Hương Sen, Vành Khuyên, Ánh Dương, Tuổi Thơ, Họa Mi, Rạng Đông, Anh Đào, Hải Âu, Bình Minh, Hoa Sen, Măng Non.
2.2. Khái quát tình hình Kinh tế - Xã hội và Giáo dục đào tạo giáo dục thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Tình hình kinh tế – xã hội
Tam Kỳ là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp huyện Núi Thành, phía Bắc giáp huyện Phú Ninh và Thăng Bình, phía Tây giáp huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Tam Kỳ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Nam, là địa phương có bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng. Thành phố Tam Kỳ có diện tích là 100,26 km² và dân số là 122.374 người, trong đó: dân số thành thị có 91.450 người chiếm 75% và dân số nông thôn có 30.924 người chiếm 25%, mật độ dân số đạt 1.221 người/km² (thống kê năm 2019). Hiện nay, thành phố Tam Kỳ gồm 13 đơn vị xã, phường (9 phường, 04 xã đó là: Phường Tân Thạnh, Hòa Thuận, An Mỹ, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Phước Hòa, An Phú, Trường Xuân và xã Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh). Thành phố Tam Kỳ có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Với tiềm năng địa thế đặc thù, gần các vùng kinh tế trọng điểm và sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, cảng Tam Hiệp, thành phố Tam Kỳ đã hội tụ được các điều kiện thuận lợi để phát triển thành một đô thị loại 2 với vai trò là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam và tương lai sẽ là trọng điểm phát triển của cả khu vực. Bên cạnh đó, khi đến với Tam Kỳ mọi người cũng bị thu hút bởi những điểm đến đẹp và thơ mộng như: rừng cừa – sưa vàng ven sông, bãi biển Tam Thanh, đồi An Hà, bãi sậy sông Đầm, Khu du lịch sinh thái Đông Á, Khu du lịch Bạch Vân…
tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 2018. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 7.914 tỷ đồng, tăng 21,6% so với năm 2018. Riêng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 5.201 tỷ đồng, tăng 21,7%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2019 cũng vượt kế hoạch đề ra với 1.854 tỷ đồng, đạt 109% dự toán tỉnh giao và 101% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao. Đáng chú ý, nguồn thu do thành phố quản lý hơn 613 tỷ đồng, đạt 132% dự toán tỉnh giao, đạt 102% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao. Tổng chi ngân sách ước thực hiện năm 2019 là 1.307 tỷ đồng, đạt 154% so với dự toán tỉnh, đạt 132% so với dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao; trong đó chi đầu tư 379 tỷ đồng, chiếm 29% so với tổng chi. Thành phố Tam Kỳ luôn quan tâm đến việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo. Đặc biệt, phát triển du lịch trong những năm gần đây cũng đã tạo ra những điểm nhấn đáng chú ý, trong đó ấn tượng nhất là 3 lễ hội gồm Lễ hội Tam Kỳ - Mùa hoa sưa, Festival du lịch biển Tam Thanh và Tuần du lịch trải nghiệm sông Đầm. Tất cả lễ hội, đều diễn ra chuyên nghiệp, nội dung chương trình phong phú và quy mô nâng tầm, bước đầu hình thành thêm các sản phẩm, mô hình du lịch, góp phần thu hút 415.000 lượt du khách đến với Tam Kỳ trong năm 2019. Diện mạo đô thị ngày càng trở nên khang trang, hiện đại nhờ nhiều công trình, dự án xây dựng, chỉnh trang đưa vào sử dụng, tiêu biểu nhất có thể kể đến đường Điện Biên Phủ với 2 cây cầu vượt.
2.2.2. Khái quát về giáo dục và đào tạo
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, thành phố Tam Kỳ đã có nhiều bước phát triển cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế và Giáo dục, đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh được nâng cao, cơ sở hạ tầng phát triển.
Về giáo dục và đào tạo của thành phố ngày càng tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng, chất lượng phong trào mũi nhọn được giữ vững, phong trào thi đua trong ngành có nhiều khởi sắc, 4 năm liên tiếp thành phố Tam Kỳ được Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc với thành tích dẫn đầu cụm đồng bằng. Toàn thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; xóa mù chữ mức độ 2; phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt mức độ 2. Chất lượng đội ngũ từng bước được nâng cao theo hướng chuấn hóa: 100% cán bộ quản lý trường học đã qua các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục, 99% cán bộ quản lý đạt trình độ CM trên chuẩn theo cấp học, bậc học. Bậc học mầm non có 95,8% GV trên chuẩn; bậc tiểu học 96,7% và trung học cơ sở 88,5%. CSVC tiếp tục được đầu tư, trang thiết bị được bổ sung, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Đến nay, 11/13 trường mầm non, mẫu giáo, 13/14 trường tiểu học, 10/10 trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
2.2.3. Về giáo dục mầm non
Thành phố Tam Kỳ hiện có 13 trường Mầm non, Mẫu giáo công lập với hơn 2819 cháu trong độ tuổi mầm non, mẫu giáo theo học. Đến nay đã có 11/13 trường mầm non được tầng hóa; 11/13 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I (tỉ lệ 84,6%) và 06/13 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II (Mầm non 24/3; Sơn Ca, mẫu giáo Hương
Sen, Bình Minh, Ánh Dương, Vành Khuyên) (tỉ lệ 46,1%). Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo danh mục thiết bị tối thiểu đảm bảo. Huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%, có hơn 89% trẻ ăn trưa tại trường, hơn 99% trẻ được xếp loại chuyên cần, 100% trẻ trong độ tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non. Thực hiện đúng 2 giáo viên/lớp bán trú. các cơ sở giáo dục mầm non đã tạo dựng được môi trường chăm sóc giáo dục cho trẻ rất tốt, các cô giáo mầm non tâm huyết với nghề nghiệp. Các trường mầm non rất thân thiện với trẻ, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp giúp các cháu vui chơi thoải mái, thực hiện đúng phương châm “Học thông qua hoạt động vui chơi”.
Tuy nhiên, so với các thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ vẫn còn một số khó khăn, thách thức: Đặc trưng của khu vực chưa được quảng bá rộng rãi. Trung tâm Thành phố có sông Bàn Thạch, mặt nước và cây xanh, tuy nhiên chưa được đầu tư xây dựng để người dân có thể sử dụng, chất lượng không gian đô thị chưa tốt. Tỷ lệ tăng trưởng của ngành nông - lâm - thủy sản thấp, dân số ngành nông nghiệp đang giảm dần. Hay xảy ra lũ khi có mưa lớn. Vào mùa khô không có nhiều gió nên rất nóng. Ở một số địa phương vùng ven, trước kia do điều kiện dân cư thưa thớt, đường sá đi lại khó khăn nên một số trường tổ chức mô hình điểm trường. Như Trường Mẫu giáo Măng Non xã Tam Ngọc, ngoài điểm trường chính ở thôn Bình Hòa còn có 2 điểm trường ở thôn Trà Lang và thôn Đồng Hành. Trường mẫu giáo Hải Âu, Hoa Sen cũng có 02 điểm trường. Công tác đầu tư xây dựng trường học chưa kịp thời, chưa đảm bảo theo phân kỳ của Đề án; chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc mầm non chưa hoàn thành đúng tiến độ đề ra; công tác xã hội hóa chưa khai thác hết tiềm năng của thành phố tỉnh lỵ.
Với thực trạng nêu trên, công tác giáo dục đặc biệt là giáo dục mầm non thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp. Giáo dục mầm non thành phố Tam Kỳ sẽ từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục toàn diện, củng cố và nâng cao chất lượng công tác phổ cập