Biện pháp 5: Xây dựng và thựchiện cơ chế tạo động lực cho giáo viên phát

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 86 - 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng và thựchiện cơ chế tạo động lực cho giáo viên phát

phát triển chuyên môn liên tục

3.2.5.1. Mục tiêu

Môi trường và động lực làm việc là yếu tố vô cùng quan trọng trong bất kỳ một tổ chức nào. Đặc biệt là tổ CM, khi tiến hành SHCM theo NCBH thì điều này càng trở

nên quan trọng. Vì NCBH là một mô hình SHCM mới mẻ đối với nhiều trường mầm non thành phố Tam Kỳ, nên dễ gây ra tâm lý chán nản, hoài nghi về tính hiệu quả của NCBH… Tuy nhiên, khi có một môi trường làm việc thoải mái thì việc NCBH của GV sẽ từ bỏ được thói quen quan sát việc dạy của GV mà thay vào đó, người dự và người dạy sẽ thấy tất cả cùng nhau hướng đến một điểm chung là việc học của trẻ. Họ không còn để ý đến khoảng cách về năng lực giữa các giáo viên, thoải mái hơn khi trao đổi và chia sẻ ý kiến. Từ đó, họ dễ dàng chấp nhận nhau và sẽ chỉ quan tâm đến những khó khăn của người GV trước sự thay đổi phức tạp trong học tập của trẻ.

Hoạt động SHCM theo NCBH ở các trường mầm non thành phố Tam Kỳ sẽ không thể thành công nếu không có đội ngũ GV có đủ năng lực, trình độ và động lực làm việc. Đội ngũ GV là chủ thể, họ là người thực hiện, cụ thể hóa mục tiêu hoạt động SHCM theo NCBH. Do vậy, ngoài năng lực, trình độ, GV cần có động lực làm việc để làm cho hiệu quả QL hoạt động SHCM theo NCBH được nâng lên. Việc tạo động lực thúc đẩy GV tham gia hoạt động phát triển nghề nghiệp, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu dạy học theo NCBH, phát huy vai trò tự chủ của GV trong CM nhằm mục đích để GV cống hiến, thể hiện tài năng và sự sáng tạo trong dạy học theo NCBH, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SHCM theo NCBH trong nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Trong mỗi nhà trường cần xây dựng tổ CM thành một tổ chức văn hóa học tập, là tấm gương tốt cho trẻ học tập và noi theo, tạo cơ hội để cho tất cả GV tham gia SHCM theo NCBH. Phân công, giao trách nhiệm công bằng, rõ ràng trong quá trình SHCM theo NCBH. Điều này giúp cho GV sẽ thể hiện hết năng lực và tạo điều kiện cho CM nhà trường phát huy hết sức mạnh

Động viên và khen thưởng kịp thời trong qúa trình SHCM theo NCBH chính là sự ghi nhận những đóng góp của cá nhân, tập thể GV trong quá trình SHCM theo NCBH. Biện pháp này nếu được thực hiện tốt sẽ tạo động lực thúc đẩy cá nhân, tập thể GVnỗ lực phấn đấu và cống hiến hết mình cho triển của nhà trường. Ở đây chúng tôi đề cập đến một số nội dung tạo ra động lực làm việc cho đội ngũ GV như sau:

* Tạo những yếu tố động lực về tinh thần từ môi trường làm việc trong nhà trường:

- Xây dựng bầu không khí tập thể cởi mở, thân thiện, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau, sẵn sàng giúp đỡ giữa các TTCM và giữa TTCM với GV để các thành viên trong nhà trường đều được phát triển về chuyên môn.

- Xây dựng nội quy làm việc rõ ràng, tác phong làm việc có tổ chức, kỉ luật trong nhà trường.

- Xây dựng các tấm gương điển hình đạt thành tích, đã được khen thưởng trong hoạt động SHCM theo NCBH.

hoạt động quản lý cho phù hợp với nguyện vọng chính đáng của họ.

- Công nhận những đóng góp, những thành tích của GVtrong hoạt động SHCM theo NCBH. Khi GV được đánh giá đúng mức, được trân trọng những gì họ đã đóng góp thì sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm cho GV.

- Giảm bớt áp lực cho GV trong nhà trường: tạo điều kiện về thời gian, môi trường làm việc; giảm bớt hệ thống hồ sơ sổ sách ngoài quy định chung; CBQL ứng xử với GV nhẹ nhàng, thân thiện,...

- Tạo cơ hội thăng tiến cho GV: Khi năng lực CM của GV đã phát triển, CBQL tạo cơ hội thăng tiến cho họ thông qua việc bồi dưỡng kĩ năng quản lý, bổ nhiệm họ làm tổ trưởng, tổ phó CM hoặc tham mưu với Phòng GD&ĐT để đề nghị quy hoạch chức danh phó hiệu trưởng, hiệu trưởng trường học.

* Tạo những yếu tố động lực về vật chất trong nhà trường:

- Đảm bảo tiền lương khoa học, hợp lý theo đúng quy định: lương theo hệ số, phụ cấp chức vụ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp đứng lớp đúng với khu vực dạy học của GV.

- Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả: cung cấp nguồn tài liệu về hoạt động SHCM theo NCBH; bổ sung tủ đựng hồ sơ, thiết bị dúng chung cho tổ CM và cho GV; trang bị các phòng học bộ môn và các thiết bị công nghệ cao như máy tính xách tay, máy chiếu, máy quay video, máy ảnh , loa,... để phục vụ tốt cho hoạt động SHCM theo NCBH. - Bồi dưỡng cho TTCM, GV kĩ năng sử dụng hiệu quả CSVC được trang bị và các kĩ năng khác phục vụ cho việc thực hiện hoạt động SHCM theo NCBH.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

Tổ trưởng CM phải cùng GV trong tổ thảo luận và thống nhất, cam kết và có kế hoạch thực hiện những định hướng những giá trị ấy. Khuyến khích mọi GV tự nguyện đăng ký thiết kế bài dạy và dạy minh họa, nếu GV không tự đăng ký thì BGH, TTCM sẽ phân công lần lượt. Trong quá trình thiết kế bài dạy, nhà trường cần khuyến khích, động viên GV sẽ lựa chọn những nội dung, phương pháp và kỹ thuật dạy học mới để đưa vào bài dạy nhằm mục đích nghiên cứu.

Khi phân công nhiệm vụ, TTCM cần căn cứ vào trình độ, năng lực và điều kiện thực tế của từng GV. Đồng thời, ghi nhận hoặc tham mưu với BGH nghi nhận đối với những GV có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nhà trường. Trong quá trình SHCM theo NCBH, nhà trường cần động viên, khen gợi kịp thời (trong phạm vi, quyền hạn của mình) đối với những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích đóng góp cho sự phát triển của tổ.

Xây dựng môi trường làm việc, môi trường văn hóa sư phạm tích cực thuận lợi cho sự phát triển của GV: CBQL luôn thân thiện, cởi mở với GV; tích cực lắng nghe ý kiến của GV và giải quyết thỏa đáng những nguyện vọng chính đáng của họ; chỉ đạo các tổ CM xây dựng môi trường đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong hoạt động SHCM theo NCBH tại tổ, hiệu trưởng cần chỉ đạo các tổ xây dựng đóng góp

ý kiến cho bài dạy minh họa, chia sẻ ý kiến trong các buổi thảo luận chân tình, tránh gay gắt để GV rút ra bài học kinh nghiệm mà không tự ti, không gây mất đoàn kết.

Hiệu trưởng nhà trường tích cực tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức cho mọi thành viên trong nhà trường, đặc biệt là đội ngũ TTCM về những nội quy, quy chế, chế độ chính sách đối với GV khi thực hiện tốt SHCM theo NCBH để họ xác định được mục tiêu, có động lực thực hiện.

Xây dựng các mẫu, các gương điển hình về việc phát triển CM , khích lệ thường xuyên và khen thưởng họ kịp thời để mọi GV phải tự giác tham gia hoạt động SHCM theo NCBH có hiệu quả, đồng thời hạn chế được các được các yếu tố tâm lý, hành vi xấu để xây dựng môi trường giáo dục trách nhiệm trong nhà trường.

Xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt về năng lực CM cho từng GV để họ sẵn sàng thực hiện, không cảm thấy bị áp đặt và làm việc có hiệu quả. Tạo cơ hội cho GV tham gia các hoạt động của tổ, phát huy vai trò tự chủ của GVtrong chuyên môn; tạo cơ hội để họ cống hiến, thể hiện tài năng và sự sáng tạo; giao trách nhiệm rõ ràng và khẳng định thành tích của mỗi GV, biểu dương, khen thưởng kịp thời, đúng mức; hỗ trợ, cải thiện môi trường làm việc, tạo môi trường làm việc hợp lý.

Muốn GV tham gia tích cực các hoạt động SHCM theo NCBH cần phân công cụ thể việc làm cho GV trong hoạt động SHCM theo NCBH tại tổ CM một cách hợp lý, phù hợp với khả năng, năng lực và sở trường của GV để họ phát huy hết khả năng trong công việc; xây dựng thời khóa biểu SHCM một cách hợp lý khoa học đồng thời cần phải quy định ngày nghỉ bộ môn cho tổ CM để có thời gian tổ chức, kiểm tra lại hoạt động của chính bản thân GV và hoạt động tổ chuyên môn.

CBQL nhà trường cần quan tâm phát hiện những GV có năng lực CM giỏi, có kĩ năng tổ chức và tham gia hoạt động SHCM theo NCBH tốt để xây dựng làm cốt cán về SHCM theo NCBH, tạo điều kiện cử họ đi tập huấn, bồi dưỡng ở các cấp cao hơn; xem xét để bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó hoặc tham mưu quy hoạch, bổ nhiệm phó hiệu trưởng trường học. Ngoài ra, hiệu trưởng cần ghi nhận những đóng góp của GV, sự tiến bộ của chính cá nhân bằng những lời nhận xét, đánh giá khách quan, kịp thời.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ CM lấy ý kiến tự nguyện của GV hoặc phân công GV thực hiện các hoạt động dạy minh họa để xây dựng kế hoạch hoạt động SHCM theo NCBH của tổ. Kết hợp với việc đăng ký thi đua của GV, đây là cơ sở để đề xuất khen thưởng cuối học kỳ hoặc cuối năm học.

Phát động và tổ chức thi đua giữa các cá nhân trong tổ, giữa các tổ chuyên môn; xây dựng các tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua về hoạt động SHCM theo NCBH để làm tiêu chuẩn khen thưởng, khuyến khích kịp thời.

Nhà trường cần tích cực bồi dưỡng các kĩ năng tổ chức, thực hiện SHCM theo NCBH cho TTCM, GV và các kĩ năng sử dụng trang thiết bị hiện đại có ứng dụng công nghệ thông tin để GV chủ động trong quá trình thực hiện. Việc bồi dưỡng có thể thông qua các lớp tập huấn do cốt cán của nhà trường hoặc các trường có kinh nghiệm,

chuyên gia thực hiện.

Tạo điều kiện cho GV sử dụng, áp dụng các thiết bị dạy học hiện đại vào các tiết dạy minh họa trong SHCM và bài học hàng ngày để GV thực hành và nâng cao kĩ năng của bản thân, từ đó có thể giúp đỡ đồng nghiệp trong trường: Trên cơ sở đăng ký của mỗi GV, CBQL nhà trường bố trí lịch sử dụng máy quay, máy ảnh, máy tính, máy chiếu để các tổ chuyên môn, các lớp được sử dụng đồng đều, hiệu quả.

Trên cơ sở đảm bảo chế độ tiền lương cho GV, hiệu trưởng cần nghiên cứu luân chuyển GV giữa các điểm trường để họ được hưởng chính sách đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; bố trí luân phiên GV dạy lớp ghép, lớp có trẻ khuyết tật và tham mưu với Phòng GD&ĐT thực hiện phụ cấp dạy học đặc thù đối với GV dạy những lớp đó để GV yên tâm công tác và tích cực áp dụng các hoạt động dạy NCBH.

Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, tích cực tham mưu với chính quyền địa phương và Phòng GD&ĐT để trang bị đầy đủ về thiết bị dạy học hiện đại, cơ sở vật chất như phòng đa năng, tủ đựng hồ sơ,... đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ và phục vụ cho việc SHCM theo NCBH đạt hiệu quả.

Thực hiện mô hình nâng cao hiệu quả quản lý trong nhà trường để bố trí được nguồn kinh phí dôi dư phục vụ cho công tác khen thưởng GV, tổ CM và góp phần tăng cường CSVC cho nhà trường.

Phối hợp với tổ chức Công đoàn nhà trường chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ GV trong trường: tổ chức tham quan nghỉ mát, khen thưởng con GV đạt thành tích cao trong học tập, giúp đỡ những GV có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Muốn xây dựng được văn hóa học tập trong CM thì các thành viên trong tổ cần được thảo luận và xây dựng được những định hướng giá trị chung mà đa số các thành viên trong TCM của nhà trường cùng hướng tới. Phân công nhiệm vụ trong SHCM theo NCBH phải đi liền với quyền lợi và trách nhiệm đối với từng GV.

Tăng cường đối thoại trực tiếp, thường xuyên giữa CBQL và GV, tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để xác định nhu cầu và tạo động lực cho TTCM, GV phát triển CM của mình.

Nhà trường cần đầu tư CSVC và phương tiện kỹ thuật, tạo sự ổn định lâu dài phục vụ hoạt động sư phạm và tham gia hoạt động CM của đội ngũ GV.

Thực hiện nghiêm túc chế độ tiền lương và chế độ khen thưởng đã đề ra để kích thích tính tự giác, làm việc hiệu quả của GV.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)