Quản lý việc chuẩn bị và thiết kế bài học minh họa

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 31 - 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Quản lý việc chuẩn bị và thiết kế bài học minh họa

Chất lượng SHCM theo NCBH sẽ mang đến những thay đổi, phát triển không chỉ của GV, trẻ mà đến toàn bộ đời sống nhà trường. Sinh hoạt chuyên môn theo NCBH là con đường để đưa GV vào những tình huống sát thực về CM, kích thích sự chia sẻ và học hỏi những hiểu biết và kinh nghiệm của nhau, qua đó GV ngày một phát triển và trưởng thành, mà kết quả tất yếu là chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường sẽ ngày càng được cải thiện hơn.

Trong 4 bước của chu trình SHCM theo NCBH thì đây là bước đầu tiên, căn cứ vào kế hoạch dự thảo năm học của nhà trường, dự thảo kế hoạch năm học của tổ CM và tham khảo vào các chủ trương, các nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT, của phòng GD&ĐT để xây dựng kế hoạch SHCM theo NCBH.

Quy trình xây dựng kế hoạch gồm:

(1) Phân tích thực trạng SHCM theo NCBH. (2) Xác định mục tiêu của SHCM theo NCBH.

(3) Xác định các hoạt động của SHCM theo NCBH của nhà trường tương ứng với các mục tiêu.

(4) Xác định các nguồn lực hỗ trợ của nhà trường cho SHCM theo NCBH.

(5) Xác định chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá SHCM theo NCBH của nhà trường.

(6) Thảo luận và thống nhất thực hiện kế hoạch NCBH của các SHCM trước Hội đồng Sư phạm Nhà trường

Sau khi xây dựng kế hoạch, điều tiếp theo GV phải xác định được bài học minh họa là tất cả các hoạt động giáo dục trong chế độ sinh hoạt của trẻ, có thể là một giờ hoặc một hoạt động như chơi, hoạt động ngoài trời, đón trẻ, ăn, ngủ…Bài học minh họa phải là một bài học/hoạt động thực hiện theo kế hoạch giáo dục, trên lớp học thực và được thực hiện vì trẻ. Bài học minh họa là cơ hội để GV học tập từ tình huống thực tế, người dạy minh họa là người tạo cho đồng nghiệp có cơ hội học tập. Do đó, không dạy trước, không hướng dẫn, không luyện trẻ trước, không sắp đặt quá mức. Khuyến khích GV xây dựng kế hoạch với ý định sáng tạo vì trẻ.

Bước này phải xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà trẻ cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu. Mục tiêu bài học nghiên cứu được đề xuất bởi một thành viên trong tổ chuyên môn, sau đó góp ý, hoàn thiện qua SHCM. Việc xây dựng nhà trường, mỗi tổ/nhóm CM theo NCBH sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Khi tham gia NCBH, mỗi GV được sống và làm việc trong môi trường an toàn, có thể tích cực hoạt động cho sự phát triển của bản thân, của tổ, nhóm chuyên môn. Đó là quá trình trao đổi thông tin, qua đó GV chia sẻ kiến thức chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá của mình với đồng nghiệp, trao đổi ý kiến, hỗ trợ và trợ giúp nhau để hoàn thiện các kĩ năng hiện có, bổ sung những kĩ năng mới và giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học. SHCM phải được duy trì họp ít nhất 2 lần/tháng theo qui định của Điều lệ trường mầm non và quy chế hoạt động của nhà trường. Ngoài việc triển khai các công văn, chỉ thị của cấp trên, phục vụ dạy học, quản lý trẻ, bồi dưỡng CM, nghiệp vụ nói chung, phần lớn thời gian còn lại là hoạt động SHCM dựa trên NCBH.

Mỗi GV tự nguyện đăng ký bài dạy hoặc BGH, TTCM phân công GV dạy minh họa. Thời gian đầu, khuyến khích các GV có khả năng hay TTCM xung phong chuẩn bị bài dạy minh họa. Xác định nội dung trọng tâm bài dạy: các GV cùng nhau thảo luận, xác định nội dung trọng tâm, mục tiêu bài dạy cần đạt được trong giờ dạy, đặc biệt quan tâm đến những nội dung khó, nhưng nội dung trẻ dễ bị nhầm lẫn.

Giáo viên phải dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình dạy minh họa, nếu có tình huống mới vẫn có thể linh hoạt thay đổi nội dung, phương pháp cho phù hợp với thực tế nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu và kiến thức của bài học.

Giáo viên chuẩn bị bài dạy minh họa có thể trao đổi ý tưởng, nội dung bài dạy của mình với các đồng nghiệp trong tổ CM để nâng cao chất lượng của tiết dạy minh họa. Các nội dung trao đổi thường được tập trung vào: xác định loại bài học, cách giới thiệu bài học, cách sử dụng tình huống có vấn đề, việc sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học, nội dung, hoạt động dạy học, dự kiến thuận lợi, khó khăn của trẻ khi tham gia các hoạt động học tập; dự kiến các tình huống xảy ra và cách xử lý nếu có, đánh giá kết quả học tập của trẻ.

Xác định phương pháp đổi mới áp dụng cho từng nội dung, từng bài: Thảo luận các hoạt động học tập cho từng phần, tài liệu tham khảo, sử dụng đồ dùng dạy học

hiệu quả cho từng nội dung một cách phù hợp đối với đối tượng trẻ của từng lớp. Xác định nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá: theo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng môn học, bài học, phù hợp trình độ đối tượng trẻ của lớp, đánh giá sự tiến bộ, năng lực, phẩm chất hình thành cho trẻ thông qua bài học.

Cán bộ quản lý nhà trường phân công dạy minh hoạ: Phân công GV cốt cán (hoặc GV tự nguyện) lựa chọn bài dạy, đảm bảo tất cả các GV đều được tham gia một cách thoải mái, tự nguyện, tự tin thực hiện giờ dạy minh họa để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Điểm khác biệt của SHCM theo NCBH là ở chỗ sự hiểu biết về việc học của trẻ được dựa trên những chứng cứ khách quan thu thập được ở một bài học minh họa cụ thể, cả những hành vi bên ngoài và những dấu hiệu về quá trình tư duy bên trong não của các con. Những hình ảnh về nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, lời nói, hành động, tư thế và quá trình thực hiện nhiệm vụ cùng những kết quả đạt được là những thông tin cần thiết để nhận diện một cách chính xác nhất về việc học của trẻ nào đó. Đó là nguồn dữ liệu cho những phân tích, thảo luận trong buổi chia sẻ sau dự giờ giữa các GV về việc học của trẻ và cách khắc phục những vấn đề đã chỉ ra. Việc nhận ra trẻ nào đang học hay đang không học, cách trẻ thực hiện các nhiệm vụ được giao, những sai lầm hay khó khăn trẻ gặp trong diễn biến một bài học cụ thể sẽ giúp GV kết nối với hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học được sử dụng trong tiến trình bài học [28].

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)