Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 84 - 86)

8. Cấu trúc của luậnvăn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Hệ thống các biện pháp nêu trên được xác lập từ các cơ sở lý luận và thực tiễn đã thể hiện rõ mục đích nghiên cứu là: Quản lí hoạt động tự học của học sinh trường PTDTBT THCS. Mỗi biện pháp quản lí nêu trên đều có ý nghĩa và vai trò riêng nhằm tác động mạnh mẽ đến các giai đoạn của quá trình dạy học. Mỗi biện pháp quản lí đều có những mặt mạnh nhất định phù hợp với một nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lí. Đồng thời các biện pháp quản lí có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất và thúc đẩy nhau phát triển. Thực hiện biện pháp quản lí này là điều kiện, là cơ sở để thực hiện biện pháp quản lí kia. Do đó, quản lí hoạt động tự học không thể thực hiện riêng lẻ từng biện pháp mà cần thực hiện một cách động bộ, nhất quán nhằm phát huy tác dụng tổng hợp của chúng.

Quản lí giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò tự học và phát triển động cơ tự học cho học sinh ngay từ khi mới vào trường giữ vai trò chủ đạo, tạo tiền đề cho hoạt động tự học của HS. Quản lí, bồi dưỡng kế hoạch tự học cho học sinh nhằm giúp HS nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm đối với bản thân trong quá trình học tập và chủ động trong việc tích luỹ tri thức, tìm kiếm các nguồn tài liệu, giáo trình, tư liệu tham khảo phục vụ cho học tập đồng thời khắc phục được tính ỷ lại, chây lười, phụ thuộc vào người khác trong học tập. Quản lí việc đổi mới nội dung và phương pháp tự học nhằm tăng cường tính tích cực tự học của học sinh là biện pháp đóng vai trò rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tự học của học sinh. Nếu học sinh không có khả năng tìm cho mình nội dung và phương pháp tự học phù hợp với từng bộ môn thì kết quả học tập sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt là không phát huy được tính tích cực, chủ động, lòng say mê, tự nghiên cứu của học sinh. Quản lí việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh. Bằng cách này giúp cho giáo viên theo dõi thường xuyên, liên tục ý thức tự học, ý thức phấn đấu của mỗi HS, nắm bắt một cách sâu sắc vấn đề học tập(lý thuyết, thực hành, ngoại khoá, thực tập...) của HS. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra đánh giá thúc đẩy HS có tinh thần tự lập cao, tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình và có ý thức vươn lên trong học tập.Thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp học sinh hình thành động cơ, thái độ, thói quen kỹ năng tự học, tinh thần trách nhiệm cao, ý thức

nghiêm túc trong học tập, giúp cho học sinh tự tin, nỗ lực, cố gắng. Còn giáo viên thì có thể kiểm nghiệm phương pháp dạy học của mình qua kết quả học tập của học sinh, trên cơ sở đó lựa chọn được những phương pháp dạy học tối ưu nhất. Quản lí các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của HS thông qua việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chính là điều kiện cần để bảo đảm tăng cường hoạt động tự học tốt hơn. Thông qua việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học.

Như vậy, các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ xung hỗ trợ cho nhau, đan xen vào nhau. Biện pháp này là cơ sở là tiền đề cho biện pháp kia, cứ như vậy điều khiển quá trình tự học của học sinh một cách tích cực, hiệu quả. Có thể nói, các biện pháp được coi như một bộ công cụ đắc lực cho quá trình quản lí hoạt động của học sinh. Trong thực tế việc áp dụng triệt để các biện pháp quản lí HĐTH sẽ đóng góp rất nhiều vào công tác nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của nhà trường. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lí HĐTH có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động dạy và học của thầy và trò, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cho sự nghiệp giáo dục của huyện.

Chúng tôi sơ đồ hóa về mối quan hệ giữa các biện pháp như sau:

Nhóm biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò tự học và bồi dưỡng động cơ tự

học cho học sinh

Nhóm 3.Tăng cường công tác quản lý của GVCN đối với hoạt động tự học của HS

Nhóm biện pháp 4.: Hổ trợ các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của học sinh

Nhóm biện pháp 5.

Thường xuyên quản lí việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh

Nhóm biện pháp 2. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ đông trong tự học của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)