8. Cấu trúc của luậnvăn
1.6.2. Yếu tố chủ quan
Năng lực hoạt động trí tuệ của học sinh là yếu tố quan trọng nhất đối với hoạt động tự học. Hoạt động trí tuệ của học sinh thực sự là loại hoạt động nhận thức đích thực, căng thẳng, có cường độ cao và tính lựa chọn rõ rệt. Hoạt động trí tuệ này vẫn lấy những sự kiện của quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở. Song
các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao, đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế, uyển chuyển, linh động tùy theo hoàn cảnh có vấn đề. Bởi vậy, đa số học sinh lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén với những gì đã biết và muốn đào sâu suy nghĩ để hiểu vấn đề chắc chắn hơn.
Việc xác định đúng đắn mục đích, động cơ, thái độ học tập của người học được biểu hiện ở sự đấu tranh tích cực với các nội dung của tư duy, với việc khắc phục những khó khăn gặp phải.
Việc lập kế hoạch tự học là một việc làm cần thiết nhằm vạch kế hoạch và định hướng cho người học, giúp người học kết hợp đúng đắn giữa việc học tập nghiên cứu và nghỉ ngơi hợp lý. Kế hoạch đó bao gồm: Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiểm tra và rút kinh nghiệm. Kalenin đã nói: “Tài tổ chức là một trong những đức tính quý báu nhất của mỗi con người.”
Nhiệm vụ học tập - nghiên cứu của học sinh không chỉ dừng lại ở chỗ lĩnh hội tri thức mà phải biết tự kiểm tra, đánh giá kết quả sự lĩnh hội đó. Khâu kiểm tra giúp học sinh phát hiện ra những thiếu sót đang tồn tại cần phải điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra còn giúp học sinh phát hiện được những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu xuất học tập. Đây là việc có tác dụng tăng thêm hứng thú học tập của cá nhân.
Sử dụng hợp lý thời gian tự học, có phương pháp học tập tốt và tinh thần vượt khó sẽ mang lại hiệu quả cao, đồng thời tiết kiệm được thời gian sức lực. Không có phương pháp tự học tốt, hiệu quả sẽ thấp, dễ gây nên sự chán nản và lười biếng, không có sự nỗ lực vượt qua khó khăn người học sẽ dễ dàng chấp nhận để cho thời gian tự học trôi qua lãng phí. Do vậy, mỗi học sinh phải tự tìm tòi, học hỏi và rèn luyện để bản thân có được phương pháp tốt và có ý chí cao.
Qua phân tích chúng ta có thể thấy: Trong các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của học sinh, yếu tố chủ quan đóng vai trò là “nội lực” thúc đẩy sự cố gắng, ý chí quyết tâm cao, giúp học sinh đạt kết quả cao trong hoạt động tự học; yếu tố khách quan cũng đóng vai trò quan trọng chi phối hoạt động tự học của học sinh. Chính vì vậy mà những người làm công tác quản lí, các giáo viên cần phải quan tâm tới những yếu tố này để có những giải pháp hữu hiệu nhằm khơi dạy và phát huy những ảnh hưởng tích cực nhằm giúp cho họ sinh tự học đạt kết quả cao.
Tiểu kết chương 1
Tự học có vai trò rất quan trọng và nó quyết định đến kết quả học tập của người học. Vấn đề tự học đã được các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ
khác nhau. Song tựu trung lại, tự học là công việc của người học. Người học phải tự giác sử dụng các năng lực trí tuệ lẫn phẩm chất để chiếm lĩnh tri thức khoa học, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Hoạt động tự học của học sinh trường THCS được tiến hành ở trên lớp học, ở ngoài lớp học, có sự hướng dẫn của giáo viên đến sự tự học hoàn toàn độc lập, tự giác theo hứng thú, sở thích của cá nhân học sinh nhằm thỏa mãn những yêu cầu bổ sung kiến thức và để đạt được mục tiêu học tập và rèn luyện.
Quản lí hoạt động tự học là một nội dung cơ bản trong quản lí GD - ĐT, quản lí nhà trường. Với xu thế phát triển xã hội hiện đại và tương lai, quản lí tự học ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng để giúp học sinh trở thành người chủ thực sự và nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo của nhà trường. Để hoạt động tự học của học sinh trường THCS đạt hiệu quả tốt, công tác quản lí hoạt động tự học trong nhà trường phải chú trọng tới các vấn đề: Xây dựng, bồi dưỡng cho học sinh động cơ học tập tích cực; quản lí sát sao kế hoạch, nội dung, phương pháp tự học; đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thời gian tự học của học sinh; quản lí sát sao việc kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả hoạt động tự học của học sinh.
Các chủ thể quản lí (cán bộ quản lí, giáo viên) phải được quán triệt tinh thần trên và phải có hiểu biết về nội dung, yêu cầu, phương pháp tác động quản lí nói chung và quản lí tự học nói riêng để thực hiện tốt chức năng quản lí trong công tác chuyên môn của mình nhằm đẩy mạnh hoạt động tự học của học sinh và trên cơ sở đó góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Các biện pháp tác động trên phải được thực hiện đồng bộ và tích cực, tránh hình thức. Có như vậy mới tạo điều kiện cho việc tự học của học sinh đạt hiệu quả cao.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN TÂY GIANG
TỈNH QUẢNG NAM