Thực trạng nội dung tự học của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 46 - 47)

8. Cấu trúc của luậnvăn

2.3.3.Thực trạng nội dung tự học của học sinh

Nội dung tự học có vai trò quan trọng trong hoạt động tự học của học sinh. Vì vậy muốn học tập đạt kết quả cao, học sinh phải biết lựa chọn cho mình những nội dung tự học thích hợp với điều kiện và đặc điểm nhận thức của bản thân. Nội dung tự học phải đảm bảo các nội dung sau:

- Hệ thống nội dung tự học mang tính bắt buộc (học sinh phải hoàn thành) để nắm vững tri thức.

- Định hướng nghiên cứu đào sâu, mở rộng tri thức từ các vấn đề trong nội dung học tập và hướng vận dụng nghiên cứu.

Để tìm hiểu thưc trạng này chúng tôi đã dùng câu hỏi 9 trong mẫu M1, câu 4 trong mẫu phiếu M2. Số liệu điều tra thu được như sau:

Bảng 2.4. Ý kiến của HS, GV và CBQL về nội dung tự học của HS

STT Các nội dung tự học

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết HS GV HS GV HS GV 1 Các kiến thức mang tính bắt buộc 94.5 95 5,5 5,0 0 0 2 Các kiến thức đào sâu, mở rộng từ các vấn đề trong nội dung học tập bắt buộc và hướng vận dụng nghiên cứu. 20.6 100 79.4 0 0 0

Biểu đồ 2.4. Ý kiến của HS, GV và CBQL về nội dung tự học của HS

Qua bảng số liệu trên, chúng tôi thấy: HS các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang đa số các học sinh đều tập trung thực hiện hoạt động tự học đối với những kiến thức mang tính bắt buộc trên lớp, nội dung chính của các tiết học (94.5%) mà chưa thực xem trọng các kiến thức đào sâu, mở rộng từ các vấn đề trong nội dung học tập bắt buộc và hướng vận dụng nghiên cứu(5.5%). Các em vẫn cho rằng các nội dung kiến thức đào sâu, mở rộng từ các vấn đề trong nội dung học tập bắt buộc và hướng vận dụng nghiên cứu là chưa thực cần thiết lắm. Ngược lại, tất cả các giáo viên được khảo sát đều nhận thức tầm quan trọng của cả Các kiến thức mang tính bắt buộc và Các kiến thức đào sâu, mở rộng từ các vấn đề trong nội dung học tập bắt buộc và hướng vận dụng nghiên cứu.(100%).

Tóm lại, qua số liệu phân tích chúng ta nhận ra thực trạng đang xảy ra ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang là các em chưa thực sự xem trọng các nội dung kiến thức đào sâu, mở rộng từ các vấn đề trong nội dung học tập bắt buộc và hướng vận dụng nghiên cứu. Điều đó khiến việc phát triển khả năng tìm tòi, học hỏi các em bị hạn chế.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 46 - 47)