Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 32)

8. Cấu trúc của luậnvăn

1.5. Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS

1.5.1. Quản lý mục tiêu tự học của học sinh

Mọi hoạt động của con người đều là hoạt động có mục đích, được thúc đẩy bởi động cơ của hoạt động đó. Động cơ hoạt động là lực đẩy và nguyên nhân trực tiếp của hành động duy trì hứng thú, tạo ra sự chú ý liên tục, giúp chủ thể vượt mọi khó khăn đạt tới mục đích đã định. Vì vậy, động cơ của hoạt động quyết định kết quả của hoạt động đó.

Đã có những nghiên cứu khẳng đinh vai trò của động cơ trong hoạt động: Hoạt động nào diễn ra có hiệu quả hơn và cho kết quả chất lượng hơn thì trong hoạt động đó cá nhân đều có động cơ rõ ràng sâu sắc, mạnh mẽ, kích thích ý muốn hành động tích cực, cống hiến toàn bộ sức lực, vượt qua trở ngại không tránh khỏi [30, tr 17].

Hoạt động tự học của học sinh bình đẳng như các hoạt động khác, song nó có tính độc lập cao và mang đậm sắc thái cá nhân, điều này càng khẳng định nó phải được thúc đẩy bởi hệ thống động cơ học tập nói chung và động cơ tự học nói riêng. Động cơ tự học cũng có nhiều cấp độ khác nhau bắt đầu từ sự phải thỏa mãn nhu cầu, phải hoàn thành nhiệm vụ tự học, tự khẳng định mình, mong muốn đạt kết quả cao trong học tập… Cho tới cấp độ cao là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, lòng khát khao tri thức. Mọi động cơ đều có nguồn gốc được hình thành từ những tác động bên ngoài và được cá nhân hóa thành hứng thú, tâm thế, niềm tin,… của mỗi cá nhân. Hình thành động cơ hoạt động phải bắt đầu từ xây dựng các điều kiện bên ngoài cho phù hợp với nhận thức, tình cảm cá nhân.

Xác định được động cơ học tập tức là ý thức được nhiệm vụ của mình ở trường học, hoạt động học tập sẽ diễn ra hữu hiệu hơn nếu như học sinh có thái độ học tập đúng đắn, có hứng thú nhận thức, có nhu cầu lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Vì vậy, cần bồi dưỡng cho học sinh động cơ học tập đúng đắn.

Động cơ học tập đúng là xác định rõ mục đích, mục tiêu học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân và các yêu cầu của thời đại, của đất nước, của nhà trường. Từ đó có thể phát triển nhân cách và nghề nghiệp của mình, có được niềm vui trong học tập và hạnh phúc trong cuộc sống.

Động cơ học tập mạnh là phải có quyết tâm cao để thực hiện cho kỳ được mục đích, mục tiêu đã đề ra.

Xác định, bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh có thể thông qua:

- Giáo dục về truyền thống, về mục tiêu đào tạo của nhà trường, về phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học ở trường THCS.

- Xây dựng bầu không khí học tập tích cực, thi đua giúp đỡ nhau trong học sinh.

1.5.2. Quản lý nội dung tự học của học sinh

Để quản lí được nội dung tự học, hướng cho nội dung tự học phù hợp mục tiêu, yêu cầu đào tạo, giáo viên phải hướng dẫn nội dung tự học cho học sinh. Nội dung tự học gồm có:

- Hệ thống nội dung tự học mang tính bắt buộc (học sinh phải hoàn thành) để nắm vững tri thức.

- Định hướng nghiên cứu đào sâu, mở rộng tri thức từ các vấn đề trong nội dung học tập và hướng vận dụng nghiên cứu.

Ngoài ra, cán bộ quản lí phải thường xuyên tư vấn nội dung tự học cho học sinh phù hợp với định hướng của giáo viên và phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

1.5.3. Quản lý hình thức, phương pháp tự học của học sinh

Việc quản lí phương pháp học tập, tự học phải bắt đầu từ việc xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn, đó chính là cách học, biện pháp học và kỹ thuật học… Do vậy, người học cần biết tổ chức việc quản lí phương pháp tự học của mình theo một kế hoạch hợp lý, biết tạo ra điều kiện cần thiết để đảm bảo cho việc học tập và tự học tập suốt đời, học ở mọi người, mọi nơi, mọi lúc. Phương pháp học tập tự học đối với từng người, từng môn học khác nhau nhưng chúng vẫn có điểm chung đó là phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa…

Từ những quan điểm về phương pháp học tập, tự học như trên, mỗi học sinh cần xác định và chọn cho mình một phương pháp học tập phù hợp. Cán bộ quản lí, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh xây dựng kế hoạch tự học và giúp học sinh quản lí phương pháp tự học.

1.5.4. Quản lý các điều kiện hổ trợ hoạt động tự học của học sinh

Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ học tập phải đảm bảo các điều kiện cho hoạt động tự học của học sinh trên các mặt sau:

- Quản lí cơ sở vật chất đảm bảo học tập trên lớp, tự học, sinh hoạt tập thể. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học: Tu sửa, nâng cấp, hiện đại hóa phòng học, cải tạo hệ thống chiếu sáng, cách âm,… Những việc làm này không chỉ có ý nghĩa đảm bảo chất lượng dạy học, tự học mà còn có ý nghĩa kích thích hứng thú cho học sinh. Để tăng cường hoạt động dạy học, tự học, việc đầu tư hợp lý đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy học, tự học là vấn đề cấp bách và thiết thực.

- Quản lí giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện kỹ thuật dạy học.

Quản lí khai thác, sử dụng SGK, tài liệu tham khảo và các phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học là biện pháp nhằm đảm bảo đủ điều kiện vật chất - kỹ thuật để học sinh có thể tiếp thu nội dung chương trình cả về lý thuyết lẫn thực hành. Do đó, đây là giải pháp tích cực đảm bảo tính hiệu quả của quá trình dạy chữ, dạy nghề.

Đảm bảo sự phục vụ tích cực của thư viện để giúp học sinh một mặt khẳng định lại phần kiến thức đã học nhưng chưa rõ, đồng thời bổ sung thêm phần kiến thức chưa hoàn chỉnh sau buổi học. Vì vậy, cán bộ thư viện không chỉ có chức năng coi giữ mà còn phải giới thiệu, giúp đỡ bạn đọc lựa chọn khai thác tư liệu một cách có hiệu quả, thuận lợi. Việc đảm bảo sự phục vụ tích cực của thư viện vừa có ý nghĩa tăng cường hiệu quả tự học vừa góp phần kích thích, củng cố động cơ học tập tích cực của học sinh.

- Quản lí các hoạt động đảm bảo thời gian tự học của học sinh. - Quản lí việc xây dựng môi trường thuận lợi cho học sinh học tập.

1.5.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của học sinh

- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học của học sinh (hàng tuần, hàng tháng, năm học…)

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự học theo các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ tự học, phát hiện sai lệch giúp học sinh điều chỉnh hoạt động tự học.

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả tự học là chức năng của giáo viên và cán bộ quản lí. Đối với cán bộ quản lí đào tạo còn phải thực hiện cả nội dung quản lí công tác kiểm tra đánh giá của giáo viên nhằm đảm bảo tính khoa học, thống nhất và công bằng (qua việc làm tham mưu, hướng dẫn, giám sát các hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên và chủ nhiệm lớp đối với hoạt động của học sinh).

- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học của học sinh (hàng tuần, hàng tháng, năm học…)

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự học theo các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ tự học, phát hiện sai lệch giúp học sinh điều chỉnh hoạt động tự học.

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả tự học là chức năng của giáo viên và cán bộ quản lí. Đối với cán bộ quản lí đào tạo còn phải thực hiện cả nội dung quản lí công tác kiểm tra đánh giá của giáo viên nhằm đảm bảo tính khoa học, thống nhất và công bằng (qua việc làm tham mưu, hướng dẫn, giám sát các hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên và chủ nhiệm lớp đối với hoạt động của học sinh).

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của học sinh THCS

1.6.1. Yếu tố khách quan

Sự hướng dẫn cụ thể, giúp đỡ tận tình của tập thể giáo viên trong nhà trường. Sự giúp đỡ này thể hiện trong các giờ giảng, các buổi thảo luận. Nội dung sự giúp đỡ không chỉ là các phương pháp học tập mà còn giúp đỡ cả về mặt rèn luyện, tu dưỡng đạo đức tác phong và các quan hệ khác của học sinh.

Điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học: Có tác động mạnh mẽ đến việc tiếp thu kiến thức của người học, do vậy cần được trang bị đầy đủ và sử dụng có hiệu quả nhất. Phương tiện dạy học là các dụng cụ mà cả thầy và trò sử dụng có hiệu quả nhất. Các phương tiện hỗ trợ hoạt động tự học cho học sinh là: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, máy tính, internet… Trong số đó, phương tiện thường được sử dụng và quan trọng đối với sinh viên là sách và tài liệu tham khảo. Thiếu nó, người học sẽ không thể tích lũy tri thức, mở rộng hiểu biết và sẽ thiếu căn cứ cho những khám phá, sáng tạo của bản thân. Đối với quá trình nhận thức các phương tiện dạy học hiện đại giúp cho việc rèn luyện, củng cố các kiến thức đã học được bền vững, chính xác, tăng cường sự chú ý, sự hứng thú đối với nội dung học tập mà ngay cả trong việc rèn luyện kỹ năng thực hành, các thiết bị dạy học đã giúp cho người học suy nghĩ, tìm tòi, phát triển trí sáng tạo, rèn luyện đức tính kiên trì cẩn thận, chính xác, kỷ luật, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học.

Tổ chức học tập - nghiên cứu tập thể, hình thành các nhóm học tập trong học sinh. Nhóm học tập là hạt nhân cơ bản của việc tự quản, được tổ chức phù hợp với quyền lợi và trách nhiệm của mỗi học sinh và có tác dụng nhất định đối với hoạt động tự học của học sinh. Học tập theo nhóm là quan trọng nhưng nó chỉ có tác dụng khi được dựa trên cơ sở của sự nỗ lực suy nghĩ cá nhân. Mỗi người trong nhóm phải học tập với tinh thần trách nhiệm, nêu cao ý chí học tập, tự lực chiếm lĩnh tri thức; thường xuyên trao đổi, tranh luận để củng cố kiến thức đã học và bổ sung thêm kiến thức mới giúp các thành viên trong nhóm hoàn thành kế hoạch đã vạch ra. Nhóm học tập trong học sinh được tổ chức tốt sẽ phát huy vai trò, lôi cuốn nhiều học sinh tham gia tích cực vào hoạt động tự học, tạo nên phong trào học tập sôi nổi, môi trường học tập tích cực.

1.6.2. Yếu tố chủ quan

Năng lực hoạt động trí tuệ của học sinh là yếu tố quan trọng nhất đối với hoạt động tự học. Hoạt động trí tuệ của học sinh thực sự là loại hoạt động nhận thức đích thực, căng thẳng, có cường độ cao và tính lựa chọn rõ rệt. Hoạt động trí tuệ này vẫn lấy những sự kiện của quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở. Song

các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao, đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế, uyển chuyển, linh động tùy theo hoàn cảnh có vấn đề. Bởi vậy, đa số học sinh lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén với những gì đã biết và muốn đào sâu suy nghĩ để hiểu vấn đề chắc chắn hơn.

Việc xác định đúng đắn mục đích, động cơ, thái độ học tập của người học được biểu hiện ở sự đấu tranh tích cực với các nội dung của tư duy, với việc khắc phục những khó khăn gặp phải.

Việc lập kế hoạch tự học là một việc làm cần thiết nhằm vạch kế hoạch và định hướng cho người học, giúp người học kết hợp đúng đắn giữa việc học tập nghiên cứu và nghỉ ngơi hợp lý. Kế hoạch đó bao gồm: Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiểm tra và rút kinh nghiệm. Kalenin đã nói: “Tài tổ chức là một trong những đức tính quý báu nhất của mỗi con người.”

Nhiệm vụ học tập - nghiên cứu của học sinh không chỉ dừng lại ở chỗ lĩnh hội tri thức mà phải biết tự kiểm tra, đánh giá kết quả sự lĩnh hội đó. Khâu kiểm tra giúp học sinh phát hiện ra những thiếu sót đang tồn tại cần phải điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra còn giúp học sinh phát hiện được những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu xuất học tập. Đây là việc có tác dụng tăng thêm hứng thú học tập của cá nhân.

Sử dụng hợp lý thời gian tự học, có phương pháp học tập tốt và tinh thần vượt khó sẽ mang lại hiệu quả cao, đồng thời tiết kiệm được thời gian sức lực. Không có phương pháp tự học tốt, hiệu quả sẽ thấp, dễ gây nên sự chán nản và lười biếng, không có sự nỗ lực vượt qua khó khăn người học sẽ dễ dàng chấp nhận để cho thời gian tự học trôi qua lãng phí. Do vậy, mỗi học sinh phải tự tìm tòi, học hỏi và rèn luyện để bản thân có được phương pháp tốt và có ý chí cao.

Qua phân tích chúng ta có thể thấy: Trong các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của học sinh, yếu tố chủ quan đóng vai trò là “nội lực” thúc đẩy sự cố gắng, ý chí quyết tâm cao, giúp học sinh đạt kết quả cao trong hoạt động tự học; yếu tố khách quan cũng đóng vai trò quan trọng chi phối hoạt động tự học của học sinh. Chính vì vậy mà những người làm công tác quản lí, các giáo viên cần phải quan tâm tới những yếu tố này để có những giải pháp hữu hiệu nhằm khơi dạy và phát huy những ảnh hưởng tích cực nhằm giúp cho họ sinh tự học đạt kết quả cao.

Tiểu kết chương 1

Tự học có vai trò rất quan trọng và nó quyết định đến kết quả học tập của người học. Vấn đề tự học đã được các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ

khác nhau. Song tựu trung lại, tự học là công việc của người học. Người học phải tự giác sử dụng các năng lực trí tuệ lẫn phẩm chất để chiếm lĩnh tri thức khoa học, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Hoạt động tự học của học sinh trường THCS được tiến hành ở trên lớp học, ở ngoài lớp học, có sự hướng dẫn của giáo viên đến sự tự học hoàn toàn độc lập, tự giác theo hứng thú, sở thích của cá nhân học sinh nhằm thỏa mãn những yêu cầu bổ sung kiến thức và để đạt được mục tiêu học tập và rèn luyện.

Quản lí hoạt động tự học là một nội dung cơ bản trong quản lí GD - ĐT, quản lí nhà trường. Với xu thế phát triển xã hội hiện đại và tương lai, quản lí tự học ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng để giúp học sinh trở thành người chủ thực sự và nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo của nhà trường. Để hoạt động tự học của học sinh trường THCS đạt hiệu quả tốt, công tác quản lí hoạt động tự học trong nhà trường phải chú trọng tới các vấn đề: Xây dựng, bồi dưỡng cho học sinh động cơ học tập tích cực; quản lí sát sao kế hoạch, nội dung, phương pháp tự học; đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thời gian tự học của học sinh; quản lí sát sao việc kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả hoạt động tự học của học sinh.

Các chủ thể quản lí (cán bộ quản lí, giáo viên) phải được quán triệt tinh thần trên và phải có hiểu biết về nội dung, yêu cầu, phương pháp tác động quản lí nói chung và quản lí tự học nói riêng để thực hiện tốt chức năng quản lí trong công

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)