Thực trạng các hình thức, phương pháp tự học của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 47 - 52)

8. Cấu trúc của luậnvăn

2.3.4.Thực trạng các hình thức, phương pháp tự học của học sinh

a. Thực trạng các hình thức tự học của học sinh

Hình thức tự học ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng tự học của học sinh. Vì vậy, muốn học tập đạt kết quả cao, học sinh phải biết lựa chọn cho mình những hình thức tự học thích hợp với điều kiện và đặc điểm nhận thức của bản thân. Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này chúng tôi đã dùng câu hỏi 7 trong mẫu phiếu M1 và

câu hỏi 5 trong mẫu phiếu M2. Số liệu điều tra thu được như sau:

Bảng 2.5. Các hình thức tự học của học sinh

STT Các hình thức tự học

Thường

xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

HS GV HS GV HS GV

1 Học độc lập các nhân 96,8 95 3,2 5,0 0 0 2 Học nhóm truy bài với

bạn 6,4 0 48 57,5 45,6 42,5

3 Hoạt động ngoại khoá 0 0 14,4 7,5 85,6 92,5 4 Luyện tập, thực hành,

thực tế 0 10 6,4 15 93,6 75

5 Các hình thức khác 2,0 5 38 47,5 60 47,5

Biểu đồ 2.5. Các hình thức tự học của học sinh

Qua bảng số liệu trên, chúng tôi thấy: HS trường THCS huyện Tây Giang sử dụng hình thức tự học cá nhân là thường xuyên và chủ yếu. Ở hình thức tự học này có tới 96,8% (ý kiến HS) và 95% (ý kiến CBQL, GV) cho là HS thường xuyên sử dụng. Còn các hình thức tự học khác các em rất ít hoặc không sử dụng. Cụ thể là: Hình thức học nhóm chung bài với bạn tỷ lệ sử dụng không thường xuyên chiếm 48% (ý kiến HS) và 57,5% (ý kiến của CBQL, GV) còn không sử dụng chiếm 45,6% (ý kiến HS) và 42,5% (ý kiến của CBQL, GV). Hình thức hoạt động ngoại khoá sử dụng không thường xuyên là 36 HS chiếm tỷ lệ 14,4% (7,5% ý kiến CBQL, GV cũng đánh giá như vậy), còn lại không sử dụng; hình thức luyện tập thực hành, thức tế,... Sử dụng không thường xuyên có 6,4% còn không sử dụng 93,6. Các hình thức học tập khác sử dụng thường xuyên chỉ có 2,0% HS thực hiện, không sử dụng hình thức khác chiếm 60% HS.

HS trường THCS huyện Tây Giang nhưng không phải là hình thức duy nhất. Để nâng cao chất lượng tự học, HS cần phải kết hợp với các hình thức tự học khác. Tuy nhiên, thực tế ở trường THCS việc kết hợp các hình thức tự học của HS còn rất yếu, chưa đồng bộ. Trước hết là hình thức học nhóm truy bài với bạn, theo chúng tôi đây là một hình thức học tập rất tốt, rất cần và hiệu quả. Việc trao đổi bài học với bạn sẽ giúp HS củng cố, mở rộng và hiểu tri thức một cách đầy đủ, toàn diện. Đồng thời thông qua trao đổi còn giúp HS phát triển khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói. Đây là một kỹ năng rất cần trong tương lai của học sinh. Thế nhưng kết quả điều tra lại cho thấy chỉ có 6,4% (ý kiến HS) cho là HS thường xuyên thực hiện hình thức tự học này thậm chí không có ý kiến nào của GV cho rằng HS thường xuyên sử dụng hình thức học tập học nhóm truy bài với bạn.

Qua đó cho thấy: việc sử dụng các hình thức tự học của HS chưa đồng bộ, chưa hợp lý. HS mới chỉ chú trọng việc sử dụng hình thức cơ bản đó là tự học độc lập, cá nhân mà chưa thấy được tầm quan trọng của các hình thức tự học khác cho nên chưa biết phối hợp các hình thức với nhau một cách hợp lý để đáp ứng nhiệm vụ tự học, tự đào tạo.

b. Thực trạng các phương pháp tự học của học sinh

Để tìm hiểu thực trạng này chúng tôi sử dụng câu hỏi 4 mẫu M1 và câu hỏi 6 mẫu M2 và tiến hành quan sát trao đổi với CBQL, GV và HS. Kết quả điều tra được thể hiện ở 2 bảng sau:

Bảng 2.6. Việc thực hiện phương pháp tự học của HS

TT Các phương pháp Mức độ (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

1 Học nguyên văn bài giảng. 48 24 18

2 Đọc các bài giảng ngay sau khi học. 12 36 52

3 Học vở ghi kết hợp với đọc sách. 14 28 58

4 Học theo ý cơ bản trọng tâm. 26 66 8

5 Lập dàn bài đề cương ngay sau khi nghe

giảng. 14 34 52

6 Lập sơ đồ, hệ thống hóa, tóm tắt, phân loại

bài học, bài tập. 6 32 62

7 Đọc SGK trước khi học. 6 46 48

8 Đề xuất thắc mắc của mình với giáo viên và

Biểu đồ 2.6. Việc thực hiện phương pháp tự học của HS

Bảng 2.7. Ý kiến của GV và CBQL sử dụng phương pháp tự học của HS

STT Các phương pháp

Mức độ (%)

Đại

đa số Một số Rất ít

1 Học nguyên văn bài giảng. 65 30 5

2 Đọc các bài giảng ngay sau

khi học. 12,5 45 42,5

3 Học vở ghi kết hợp với đọc

sách. 30 45 25

4 Học theo ý cơ bản trọng

tâm. 55 25 20

5 Lập dàn bài đề cương ngay

sau khi nghe giảng. 0 75 25

6 Lập sơ đồ, hệ thống hóa, tóm tắt, phân loại bài học, bài tập.

5.0 50 45

7 Đọc SGK trước khi học. 10 60 30

8 Đề xuất thắc mắc của mình

Biểu đồ 2.7. Ý kiến của GV và CBQL sử dụng phương pháp tự học của HS

Qua kết quả ở bảng 2.6 và 2.7 cho thấy:

Học sinh bước đầu đã thực hiện các phương pháp tự học, trong đó phương pháp được đông học sinh vận dụng là: Học nguyên văn lời giảng của giáo viên (72%), đây là cách học truyền thống, khá phổ biến. Mặt tích cực của cách học này là học sinh thu được những kiến thức cơ bản trọng tâm đã được giáo viên lựa chọn và định hướng. Tuy nhiên cách học nguyên văn lời giảng của giáo viên sẽ làm mất đi tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Và vì vậy, chất lượng hoạt động học tập của học sinh chưa cao.

Ngoài ra, học sinh còn thực hiện các phương pháp tự học khác như: Học vở ghi kết hợp với đọc sách, đọc tham khảo (42% ý kiến của HS, 75% ý kiến của CBQL, GV); lập dàn bài đề cương ngay sau khi nghe giảng (48% ý kiến của HS, 75% ý kiến của CBQL, GV); đề xuất thắc mắc suy nghĩ của mình với thầy cô, bạn bè (26% ý kiến HS, 40% ý kiến của CBQL, GV);... Những cách học này đòi hỏi học sinh phải có ý chí, sự động não. Nó giúp cho học sinh nắm được bản chất của vấn đề, hiểu sâu kiến thức từ đó đem lại kết quả và chất lượng cao trong học tập. Tuy nhiên, số học sinh sử dụng phương pháp này còn ít và chưa thường xuyên. Trong đó, những học sinh và giáo viên, CBQL được hỏi thì có tới 50,5 % không lập sơ đồ hệ thống hoá, tóm tắt phân loại bài học, bài tập. 74 % học sinh không đề xuất thắc mắc, suy nghĩ của mình với giáo viên và bạn bè và 52 % học sinh không lập dàn bài đề cương ngay sau khi nghe giảng.

Với số liệu như đã kể trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết học sinh mới chỉ sử dụng những cách học quen thuộc chưa có tính sáng tạo và ý thức tự giác tìm tòi (học nguyên vở ghi).

Trao đổi với các giáo viên trong các trường THCS về việc sử dụng phương pháp tự học của học sinh, các thầy cô có ý kiến như sau: “Việc tự học của học sinh

vẫn còn diễn ra theo kiểu thụ động, phương pháp học sáng tạo, phát huy tính tích cực chủ động chưa được học sinh sử dụng nhiều và thường xuyên”. Điều này đòi hỏi

GV phải có biện pháp để giúp HS nắm được phương pháp tự học ở bậc THCS. Tuy nhiên, trên thực tế việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh đối với các giáo viên trong các trường THCS vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa thực sự chuyển biến đồng bộ.

Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đã gặp gỡ trực tiếp một số giáo viên ở hai trường THCS có thâm niên trong ngành, đa số cho rằng: Bao nhiêu năm giảng dạy đã quen với phương pháp dạy học truyền thống, nên ngại giảng dạy theo hướng đổi mới vì tốn nhiều thời gian đầu tư cho mỗi tiết dạy. Hơn nữa thời gian trên lớp không đủ để truyền tải hết kiến thức cơ bản, học sinh còn thiếu sự chủ động, tích cực để đáp ứng yêu cầu của giáo viên đưa ra. Bên cạnh đó cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học theo phương pháp tích cực còn thiếu và chưa đồng bộ. Công tác quản lí chỉ ở mức vận động, thuyết phục mà chưa có biện pháp cụ thể, khả thi tác động sâu rộng đến từng giáo viên trong trường để tạo thành phong trào lớn của nhà trường.

Để phát huy tính tích cực tự học của học sinh, giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Đây là vấn đề rất quan trọng, quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 47 - 52)