Thường xuyên quản lí việc kiểmtra đánh giá kết quả hoạt động tự học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 81 - 84)

8. Cấu trúc của luậnvăn

3.2.5. Thường xuyên quản lí việc kiểmtra đánh giá kết quả hoạt động tự học

gồm:

- Bố trí quỹ thời gian hợp lý

Chuyên môn nhà trường phải bố trí lịch học các môn và tỉ lệ giờ tự học cân đối với yêu cầu bộ môn. GVCN lớp đề xuất với nhà trường, liên chi đội bố trí các giờ sinh hoạt, hoạt động khác không ảnh hưởng nhiều đến thời gian tự học của học sinh.

- Cải tiến lịch trình giảng dạy các môn học để không bị chồng chéo, quá tải về nội dung tự học.

Lịch trình giảng dạy các môn học phải đảm bảo hợp lý giữa khung chương trình và quỹ thời gian; các môn học sắp xếp đan xen một cách hợp lý, khắc phục sự chồng chéo, quá tải về nội dung tự học. Bởi vì nếu lịch tự học nhiều và đa dạng, HS sẽ bị phân tán, hiệu quả tự học không cao. Ngược lại, nếu lịch học các môn biệt lập sẽ sinh ra nhàm chán.

- Hạn chế sử dụng thời gian cho các hoạt động khác.

Để chủ động, nhà trường phải chỉ đạo liên Đội xây dựng kế hoạch hoạt động cho các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cho HS một cách hợp lý và nên đưa các hoạt động đó vào thời gian ngoài giờ tự học. Cần hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thời gian tự học cho HS vào những hoạt động khác.

c. Một số lưu ý khi thực hiện biện pháp

Việc thực hiện biện pháp sẽ có sự khác biệt giữa các trường do có sự khác biệt về CSVC cũng như cách quản lý về thời gian. Bởi vậy khi triển khai biện pháp cần linh hoạt sửa chữa lại cho phù hợp với đơn vị mình.

3.2.5. Thường xuyên quản lí việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh của học sinh

a. Mục đích, yêu cầu

Quản lí việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh là chức năng quản lí rất quan trọng của CBQL và của giáo viên, nó có tác dụng thúc đẩy hoạt động tự học của học sinh được tiến hành có kế hoạch và đạt hiệu quả cao. Cần cung cấp thông tin phản hồi cho việc điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên, điều chỉnh hoạt động quản lí của CBQL và học sinh tự điều chỉnh hoạt động tự học của mình, hướng tới mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Do đó việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh phải đảm bảo thường xuyên, toàn diện, hệ thống và khách quan.

b. Nội dung và cách thực hiện

- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học của HS

mà giáo viên yêu cầu, các nội dung tự học cá nhân tự xác định theo hướng phấn đấu của bản thân. Xây dựng kế hoạch tự học là việc làm thể hiện tính khoa học, nó giúp học sinh bố trí thời gian, công việc một cách hợp lý, hoàn thành đúng tiến độ và đạt hiệu quả. Đây là nội dung đầu tiên trong kiểm tra hoạt động tự học nhằm đảm bảo cho HS có mô hình hoạt động tự học của mình làm chỗ dựa để thực hiện. Vì vậy, CBQL phải phối hợp với GVCN, cán bộ lớp, cán bộ đoàn thanh niên kiểm tra đôn đốc việc xây dựng kế hoạch chống tình trạng làm kế hoạch chiếu lệ và đưa việc xây dựng kế hoạch trở thành một tiêu chí chấm điểm thi đua.

- Kiểm tra việc thực hiện lịch trình và thời gian tự học.

Muốn hoàn thành được khối lượng bài tập tự học theo yêu cầu của từng môn học. Học sinh phải tận dụng tối đa thời gian để tự học và đòi hỏi tinh thần tự giác của học sinh cao. Vì vậy, cán bộ quản lí phải tăng cường công tác kiểm tra hàng ngày đối với học sinh bằng cách phối hợp với GVCN, cán bộ lớp, cán bộ đoàn đôn đốc, kiểm tra chặt chẽ lịch trình việc thực hiện thời gian tự học của học sinh theo quy định, động viên họ tận dụng thêm thời gian khác để tự học. Đồng thời lấy việc thực hiện thời gian tự học làm một tiêu chí thi đua trong rèn luyện cho HS. Đây là biện pháp nhằm thúc đẩy HS tích cực thực hiện các biện pháp đã đề ra đảm bảo đúng tiến độ và đảm bảo tính hiệu quả của quỹ thời gian tự học.

- Kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ tự học của HS.

Do khối lượng nhiệm vụ tự học của học sinh rất lớn cho nên CBQL HS không thể kiểm tra hết kết quả tự học của tất cả học sinh. Vì vậy phải dựa vào sự kiểm tra của đội ngũ GVCN lớp, cán bộ lớp, cán bộ đoàn thanh niên. Dựa vào đánh giá của giáo viên qua nhận xét ở sổ đầu bài và các thông tin về kết quả tự học được phản ánh trong giao ban hàng ngày.

Việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của HS có thể coi là khâu thiết yếu trong việc duy trì tính tích cực tự học của HS. Động lực tích cực của việc tự học là giành được kết quả tốt thông qua đánh giá của GV. Các hoạt động kiểm tra của CBQL HS và GVCN sẽ không có giá trị nếu không có sự kiểm tra, đánh giá của GV. Việc kiểm tra, đánh giá của GV về kết quả tự học của HS có thể thực hiện bằng các biện pháp sau:

- Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tự học đã giao cho học sinh. + Với nhiệm vụ xử lý thông tin trước và sau bài giảng được đánh giá bằng việc học sinh tham gia ý kiến, nêu thắc mắc và cùng giáo viên giải quyết nhiệm vụ bài giảng, bằng việc giáo viên ra đề thi có liên quan đến nội dung.

+ Với các bài tập bắt buộc, giáo viên đánh giá trực tiếp bằng bài kiểm tra một tiết, kiểm tra học kì và các yêu cầu theo quy chế.

cho cán bộ quản lí tổ.

- Ra đề thi có liên quan đến nội dung tự học.

Chỉ đạo tất cả các đề thi, kể cả thi viết, thi vấn đáp đều phải được soạn thảo dưới dạng buộc người học phải vận dụng tổng hợp tri thức, kỹ năng đã có để giải quyết. Như vậy, Nếu người học không tích cực tự học thì không thể hoàn thành được yêu cầu của đề thi cũng có nghĩa là người học đã không hoàn thành được các nhiệm vụ tự học mà giáo viên đã giao.

Việc ra đề thi có liên quan đến nội dung tự học sẽ buộc HS phải tích cực tự học để có thể thực hiện được yêu cầu của đề thi, làm cho học sinh có thói quen rèn luyện định hình cho mình phong cách, phương pháp tự học, hướng vào việc bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS.

Khuyến khích bằng điểm đối với những HS tích cực tự học.

Biện pháp này có tính chất động viên tinh thần, kích thích tính tích cực học tập của HS. Qua việc kiểm tra kết quả tự học của HS, GV có thể cho điểm và tính thay thế hoặc cộng với điểm điều kiện của môn học. Đây cũng là một biện pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy việc học tập độc lập của HS.

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh phải gắn với kết quả rèn luyện trong đó có xét đến tinh thần, thái độ và năng lực tự học của học sinh.

Để đảm bảo được các yêu cầu kiểm tra, đánh giá và nâng cao giá trị của kết quả hoạt động tự học. Cuối học kỳ, năm học việc đánh giá xếp loại kết qủa học tập của từng học sinh cần phải được cộng điểm rèn luyện trong đó xét đến tinh thần, thái độ năng lực tự học của học sinh.

Hướng dẫn học sinh biết cách tự kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của bản thân.

Việc học sinh biết tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình trong quá trình học tập, nghiên cứu là rất quan trọng. Nó là một hoạt động giúp học sinh tự thu nhận thông tin cho quá trình điều khiển.

Tự kiểm tra trong tự học được thực hiện có hệ thống bằng các hình thức: + Tái hiện lại những điều đã học

+ Tập xây dựng dàn ý, đề cương về những điều đã học, đã nghiên cứu + Trả lời các câu hỏi, bài tập sau mỗi bài, mỗi chương

+ Tự đặt câu hỏi, bài tập thực hành và tự trả lời, so sánh, đối chiếu với bài giảng, với tài liệu, SGK về bài học tự học.

Tự đánh giá: Học sinh tự ý thức về trình độ khả năng nhận thức cũng như thái độ của mình với kết quả và phương pháp tự học đã thực hiện. So sánh, đối chiếu những kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra để đề ra phương pháp, biện pháp khắc phục, đem lại hiệu quả cao hơn cho học tập.

c. Một số lưu ý khi thực hiện biện pháp

Để đánh giá đúng kết quả học tập của mình học sinh cần dựa vào ý kiến đánh giá của giáo viên, bạn bè; so sánh với yêu cầu của môn học, SGK; kết quả vận dụng tri thức, kết quả của việc kiểm tra, thi cử. Mỗi đơn vị sẽ có cách thực hiện việc kiểm tra khác nhau nên việc thực hiện biện pháp này cũng sẽ cần nhiều sự chỉnh sửa phù hợp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)