Lý luận về hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 28)

8. Cấu trúc của luậnvăn

1.4.Lý luận về hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở

1.4.1. Mục tiêu hoạt động tự học của học sinh THCS

Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt.

1.4.2. Vai trò của tự học của học sinh THCS

Theo Từ điển Lạc Việt: “Năng lực là khả năng thực hiện, hoàn thành một việc”. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới (OECD) quan niệm năng lực là “khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể”. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) thì CT GDPT tổng thể giải thích khái niệm năng lực như sau: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức kỷ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.

Bản chất của tự học là một quá trình học tập không trực tiếp có giáo viên. Chính việc tự học sẽ giúp người học nhớ lâu, vận dụng tốt, giúp con người có tư duy độc lập, trở nên năng động sáng tạo, không phụ thuộc vào người khác và có khả năng học tập mọi nơi mọi lúc, học suốt đời. Việc tự học, kể cả khi học ở trường cũng phải độc lập, tự chủ sẽ có kiến thức vững chắc, cùng với sự tìm tòi sáng tạo, học đi đôi với hành thì kiến thức kỷ năng có được của người học sẽ có khả năng thực hiện, khả năng hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong cuộc sống. Như vậy, tự học là yếu tố quan trọng trong việc hình thành phát triển năng lực con người, và chính tự học cũng là một năng lực. Tự học đạt hiệu quả cũng đã thể

hiện các phẩm chất ý chí, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm...

Con người có bản năng tò mò, thích khám phá, tự tin, quý trọng thành quả do sức lao động của mình đem lại và có ý chí tìm cách để ứng phó với các tình huống xảy ra của cuộc sống. Đó là những yếu tố thôi thúc, hình thành năng lực tự học ở mỗi con người. Nhân dân ta cũng đã đúc rút những kinh nghiệm trong vấn đề tự học qua các câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Xã hội càng phát triển thì càng thuận lợi cho việc tự học. Cụ thể như hiện nay có nhiều sách báo, tài liệu, nhiều kênh thông tin, nhiều phương tiện máy móc, tin học và mạng intenet, Khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi, sự hội nhập quốc tế...

Tuy nhiên lực cản của sự tự học cũng không phải là ít. Đó là sự lười biếng; thiếu ý chí, thiếu tự giác; không có thói quen tư duy độc lập; sự bảo thủ, dấu giốt, tự cao tự đại, tự cho mình là giỏi nhất thiên hạ; nản chí khi đứng trước những vấn đề mới mẻ, khó khăn; tự thỏa mãn; không xác định được động cơ mục đích học tập như học chỉ để lấy bằng cấp chứ không phải học để làm, học để sống...

1.4.3. Nội dung hoạt động tự học của học sinh THCS

Hệ thống nội dung tự học mang tính bắt buộc (học sinh phải hoàn thành) để nắm vững tri thức.

Định hướng nghiên cứu đào sâu, mở rộng tri thức từ các vấn đề trong nội dung học tập và hướng vận dụng nghiên cứu.

1.4.4. Hình thức, phương pháp tự học của học sinh THCS

Phương pháp tự kiểm tra:

Không giống như một bài kiểm tra chính thức để đánh giá kiến thức, tự kiểm tra là việc người học tự thực hành để kiểm tra chính mình, ở bên ngoài lớp học. Phương pháp này có thể bao gồm việc sử dụng các tấm bìa (bằng giấy hoặc điện tử) để kiểm tra việc nhớ lại hoặc trả lời các bài tập ở cuối một chương sách. Mặc dù hầu hết học sinh đều muốn làm kiểm tra ít chừng nào tốt chừng ấy, hàng trăm thí nghiệm cho thấy rằng tự kiểm tra giúp cải thiện việc học và giúp ghi nhớ được lâu.

Trong một nghiên cứu, học sinh được yêu cầu ghi nhớ các cặp từ, một nửa trong số đó sau đó được tham gia một bài kiểm tra khả năng nhớ lại. Một tuần sau, các học sinh này nhớ được 35% các cặp từ trong bài kiểm tra, so với chỉ có 4% đối với những học sinh không tham gia kiểm tra.

Phương pháp này có hiệu quả cao. Việc tự kiểm tra có thể thực hiện được một cách rộng rãi trên nhiều thể thức, nội dung, lứa tuổi, và khoảng thời gian cần ghi nhớ.

Phương pháp phân bổ thời gian ôn tập:

Học sinh thường tập trung học nhồi ngay trước khi có bài thi hoặc kiểm tra. Tuy nhiên, việc phân phối thời gian học tập hợp lý sẽ hiệu quả hơn nhiều. Trong một thí nghiệm kinh điển, học sinh được học các từ tiếng Anh được dịch ra từ các từ trong tiếng Tây Ban Nha, sau đó ôn lại trong sáu phiên. Một nhóm đã ôn trong các phiên liên tiếp nhau, một nhóm ôn các phiên cách ngày và một phần ba số học sinh còn lại đã ôn các phiên cách nhau 30 ngày. Các học sinh trong nhóm cuối nhớ bản dịch tốt nhất. Trong một phân tích 254 nghiên cứu được thực hiện liên quan đến hơn 14.000 người tham gia, học sinh nhớ lại được nhiều hơn khi phân bổ thời gian học cách quãng (nhớ được 47% của toàn bộ) so với việc học dồn (nhớ được 37%).

Phương pháp hỏi đáp chi tiết:

Tò mò là bản năng tự nhiên của con người, chúng ta luôn tìm kiếm những kiến giải về thế giới xung quanh mình. Một số lượng lớn các bằng chứng cho thấy rằng gợi ý người học trả lời các câu hỏi “Tại sao?” cũng làm cho việc học tập dễ dàng hơn.

Trong phương pháp này, thường được gọi là phương pháp “hỏi đáp chi tiết” (elaborative interrogation), người học đưa ra câu trả lời cho các sự kiện, chẳng hạn như “Tại sao điều này có nghĩa là …?” hoặc “Tại sao điều này lại đúng?”.

Chẳng hạn, trong một thí nghiệm, học sinh đọc được câu “người đàn ông đói bụng đã ngồi vào xe.” Các thành viên của nhóm hỏi đáp chi tiết được yêu cầu giải thích lý do tại sao, trong khi nhóm khác đã được cung cấp sẵn một lời giải thích, chẳng hạn như “người đàn ông đói bụng đã lên xe để đi đến nhà hàng.” Nhóm thứ ba chỉ đơn giản là đọc từng câu trên. Khi được yêu cầu nhớ lại ai đã làm gì (“Ai đã lên xe?”), trong nhóm hỏi đáp chi tiết có khoảng 72% học sinh trả lời đúng so với khoảng 37% trong các nhóm khác.

Phương pháp tự giải thích:

Người học phải đưa ra lời giải thích cho những gì họ học, xem xét quá trình tư duy đối với những câu hỏi kiểu như “Câu văn này cung cấp thông tin mới gì cho bạn?” “Nó có liên quan như thế nào đến những gì bạn đã biết?” Tương tự như phương pháp nêu câu hỏi và trả lời, phương pháp tự giải thích có thể giúp tích hợp hiệu quả thông tin mới học được với kiến thức đã có sẵn.

Phương pháp học hành xen kẽ:

Một cách trực quan, người học thường có xu hướng chia việc học ra thành các khối kiến thức, hoàn thành xong việc học một chủ đề hoặc một dạng bài tập trước khi chuyển sang phần tiếp theo. Nhưng trong nghiên cứu về cách tự học

hiệu quả tốt nhất gần đây đã chỉ ra lợi ích của phương pháp thực hành xen kẽ. Trong đó, học sinh sẽ học luân phiên các chủ đề hay các dạng bài toán khác nhau.

Chẳng hạn trong một nghiên cứu, các học sinh đã học cách tính thể tích của bốn dạng vật thể khác nhau. Đối với phương pháp chia việc học thành khối kiến thức, họ phải hoàn thành tất cả các bài tập đối với một dạng vật thể trước khi chuyển sang dạng vật thể tiếp theo. Trong phương pháp thực hành xen kẽ, các bài toán về 4 dạng đã được trộn xen kẽ với nhau. Trong bài kiểm tra thực hiện một tuần sau đó, nhóm sử dụng phương pháp thực hành xen kẽ làm chính xác hơn 43% so với nhóm học theo phương pháp chia khối kiến thức. Việc học xen kẽ các kiến thức giúp người học có được kĩ năng lựa chọn phương pháp phù hợp và khuyến khích họ so sánh các dạng bài tập khác nhau.

1.4.5. Các điều kiện đảm bảo hoạt động tự học của học sinh THCS

Đảm bảo cơ sở vật chất đảm bảo học tập trên lớp, tự học, sinh hoạt tập thể. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.

Đảm bảo đủ sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện kỹ thuật dạy học để học sinh có thể tiếp thu nội dung chương trình cả về lý thuyết lẫn thực hành.

Đảm bảo sự phục vụ tích cực của thư viện để giúp học sinh một mặt khẳng định lại phần kiến thức đã học nhưng chưa rõ, đồng thời bổ sung thêm phần kiến thức chưa hoàn chỉnh sau buổi học.

Các hoạt động đảm bảo thời gian tự học của học sinh. Việc xây dựng môi trường thuận lợi cho học sinh học tập.

1.4.6. Kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của học sinh THCS

Công tác kiểm tra, đánh giá là việc làm rất cần thiết, có tính thường xuyên liên tục và có hệ thống trong quá trình quản lí. Thông qua kiểm tra, nhà trường sẽ có những thông tin kịp thời, cần thiết để làm cơ sở cho việc đánh giá. Cụ thể:

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của HS thông qua GV bộ môn, GV chủ nhiệm.

- Có kế hoạch chỉ đạo GV chủ nhiệm, GV bộ môn báo cáo định kỳ kết quả và chất lượng tự học của HS.

- Thành lập ban thi đua khen thưởng, kiểm tra đánh giá hoạt động tự học để kịp thời khen thưởng những cá nhân, tập thể có kết quả tự học tốt. Đồng thời phê bình, nhắc nhở những cá nhân, tập thể chưa thực hiện tốt trong việc tự học.

1.5. Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS 1.5.1. Quản lý mục tiêu tự học của học sinh 1.5.1. Quản lý mục tiêu tự học của học sinh

Mọi hoạt động của con người đều là hoạt động có mục đích, được thúc đẩy bởi động cơ của hoạt động đó. Động cơ hoạt động là lực đẩy và nguyên nhân trực tiếp của hành động duy trì hứng thú, tạo ra sự chú ý liên tục, giúp chủ thể vượt mọi khó khăn đạt tới mục đích đã định. Vì vậy, động cơ của hoạt động quyết định kết quả của hoạt động đó.

Đã có những nghiên cứu khẳng đinh vai trò của động cơ trong hoạt động: Hoạt động nào diễn ra có hiệu quả hơn và cho kết quả chất lượng hơn thì trong hoạt động đó cá nhân đều có động cơ rõ ràng sâu sắc, mạnh mẽ, kích thích ý muốn hành động tích cực, cống hiến toàn bộ sức lực, vượt qua trở ngại không tránh khỏi [30, tr 17].

Hoạt động tự học của học sinh bình đẳng như các hoạt động khác, song nó có tính độc lập cao và mang đậm sắc thái cá nhân, điều này càng khẳng định nó phải được thúc đẩy bởi hệ thống động cơ học tập nói chung và động cơ tự học nói riêng. Động cơ tự học cũng có nhiều cấp độ khác nhau bắt đầu từ sự phải thỏa mãn nhu cầu, phải hoàn thành nhiệm vụ tự học, tự khẳng định mình, mong muốn đạt kết quả cao trong học tập… Cho tới cấp độ cao là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, lòng khát khao tri thức. Mọi động cơ đều có nguồn gốc được hình thành từ những tác động bên ngoài và được cá nhân hóa thành hứng thú, tâm thế, niềm tin,… của mỗi cá nhân. Hình thành động cơ hoạt động phải bắt đầu từ xây dựng các điều kiện bên ngoài cho phù hợp với nhận thức, tình cảm cá nhân.

Xác định được động cơ học tập tức là ý thức được nhiệm vụ của mình ở trường học, hoạt động học tập sẽ diễn ra hữu hiệu hơn nếu như học sinh có thái độ học tập đúng đắn, có hứng thú nhận thức, có nhu cầu lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Vì vậy, cần bồi dưỡng cho học sinh động cơ học tập đúng đắn.

Động cơ học tập đúng là xác định rõ mục đích, mục tiêu học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân và các yêu cầu của thời đại, của đất nước, của nhà trường. Từ đó có thể phát triển nhân cách và nghề nghiệp của mình, có được niềm vui trong học tập và hạnh phúc trong cuộc sống.

Động cơ học tập mạnh là phải có quyết tâm cao để thực hiện cho kỳ được mục đích, mục tiêu đã đề ra.

Xác định, bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh có thể thông qua:

- Giáo dục về truyền thống, về mục tiêu đào tạo của nhà trường, về phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học ở trường THCS.

- Xây dựng bầu không khí học tập tích cực, thi đua giúp đỡ nhau trong học sinh.

1.5.2. Quản lý nội dung tự học của học sinh

Để quản lí được nội dung tự học, hướng cho nội dung tự học phù hợp mục tiêu, yêu cầu đào tạo, giáo viên phải hướng dẫn nội dung tự học cho học sinh. Nội dung tự học gồm có:

- Hệ thống nội dung tự học mang tính bắt buộc (học sinh phải hoàn thành) để nắm vững tri thức.

- Định hướng nghiên cứu đào sâu, mở rộng tri thức từ các vấn đề trong nội dung học tập và hướng vận dụng nghiên cứu.

Ngoài ra, cán bộ quản lí phải thường xuyên tư vấn nội dung tự học cho học sinh phù hợp với định hướng của giáo viên và phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

1.5.3. Quản lý hình thức, phương pháp tự học của học sinh

Việc quản lí phương pháp học tập, tự học phải bắt đầu từ việc xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn, đó chính là cách học, biện pháp học và kỹ thuật học… Do vậy, người học cần biết tổ chức việc quản lí phương pháp tự học của mình theo một kế hoạch hợp lý, biết tạo ra điều kiện cần thiết để đảm bảo cho việc học tập và tự học tập suốt đời, học ở mọi người, mọi nơi, mọi lúc. Phương pháp học tập tự học đối với từng người, từng môn học khác nhau nhưng chúng vẫn có điểm chung đó là phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa…

Từ những quan điểm về phương pháp học tập, tự học như trên, mỗi học sinh cần xác định và chọn cho mình một phương pháp học tập phù hợp. Cán bộ quản lí, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh xây dựng kế hoạch tự học và giúp học sinh quản lí phương pháp tự học.

1.5.4. Quản lý các điều kiện hổ trợ hoạt động tự học của học sinh

Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ học tập phải đảm bảo các điều kiện cho hoạt động tự học của học sinh trên các mặt sau:

- Quản lí cơ sở vật chất đảm bảo học tập trên lớp, tự học, sinh hoạt tập thể.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 28)