8. Cấu trúc của luậnvăn
2.2.4. Vài nét về các trường THCS huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Trong nhiều năm qua, giáo dục cho dân tộc thiểu số và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm. Nhiều chính sách về giáo dục dân tộc và vùng khó được triển khai và hoạt động có hiệu quả. Nhưng tất cả những sự quan tâm đó vẫn chưa phải là những giải pháp lâu dài và bền vững. Thực tế cho thấy khó khăn lớn nhất của giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là sự huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường. Đa số nhân dân ở đây đều là dân tộc thiểu số và thuộc diện hộ nghèo, tỷ lệ sinh cao nên đời sống hết sức khó khăn, không đủ điều kiện cho con đi học. Hoặc có đi học thì vẫn phải vừa lao động giúp bố mẹ vừa đi học. Nhiều học sinh do đi học đường xa, lao động vất vả, ăn không đủ no nên chán nản dẫn đến bỏ học hoặc đi học không chuyên cần. Chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vẫn là một vấn đề bức thiết mà ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm. Cần có giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của các địa phương để từng bước cải thiện và nâng cao chất lương giáo dục cho vùng này.
Từ khi thành lập đến nay các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang vừa thực hiện nhiệm vụ đào tạo học sinh cấp THCS trên toàn địa bàn toàn huyện vừa phải chăm lo đời sống cho các em học sinh ở bán trú tại trường, đồng thời luôn duy trì tốt công tác phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn huyện. Đây chính là những nhiệm vụ quan trọng nhất mà nhà trường phải luôn luôn hoàn thành.