Hổ trợ các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 78 - 81)

8. Cấu trúc của luậnvăn

3.2.4. Hổ trợ các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của học sinh

a. Mục đích, yêu cầu

Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là một trong những yếu tố cơ bản, không thể thiếu được đối với người dạy, người học, hoạt động dạy và hoạt động học. Chất lượng học tập của HS, chất lượng giảng dạy của GV phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học. Để nâng cao chất lượng đào tạo, khơi dạy lòng ham học, HS phải được học tập, thực hành, thực tập trong những điều kiện tốt nhất. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học hoàn chỉnh sẽ tạo cho người học hứng thú, tích cực hơn trong HĐTH của mình.

b. Nội dung và cách thực hiện

Căn cứ vào tình hình thực tế ở nhà trường hiện nay, muốn nâng cao chất lượng tự học của HS công tác quản lí các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của học sinh cần quan tâm đến các vấn đề sau:

Quản lí các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của HS thông qua việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:

Có cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt và khai thác sử dụng hợp lý là điều kiện rất quan trọng để học sinh phát huy tiềm năng cá nhân trong tự học đồng thời nhờ đó GV - CBQL tác động đến học sinh có hiệu quả. Công tác quản lí đảm bảo và sử dụng tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tự học của học sinh bao gồm:

Có cơ sở vật chất phục vụ học tập trên lớp là những trang thiết bị phòng học bàn ghế, ánh sáng, nước uống. Đảm bảo những vấn đề này để học sinh tiếp thu những tác động của giáo viên thuận lợi và cũng là yếu tố gây hứng thú cho học sinh trong học tập.

- Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ tự học.

Việc tự học của học sinh có thể thực hiện ở tại phòng học hoặc ở khu bán trú, thư viện Phòng đọc. Nội dung đảm bảo cơ sở vật chất cho tự học là đảm bảo cho học sinh tiến hành tự học thuận lợi ở những cơ sở đó. Muốn vậy cần phân chia cho các khối, lớp những phòng học riêng để quản lí và chủ động trong giờ tự học. Việc phục vụ của thư viện, phòng đọc cũng cần cải tiến để phục vụ thuận lợi cho học sinh tự học. Làm thế nào để giúp giáo viên đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là áp dụng phương pháp dạy học tự học cho học sinh. Hiện nay hoạt động tự học của học sinh mới chủ yếu diễn ra tại khu bán trú còn tại thư viện, giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm rất hiếm khi học sinh lựa chọn để tự học tại đó.

- Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt khác

Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt khác bao gồm đảm bảo cho học sinh có đủ chỗ ăn, ở, nước sinh hoạt, môi trường vệ sinh, những phương tiện phục vụ cho hoạt động thể thao văn hóa, văn nghệ... Đây là những nội dung có tính chất hỗ trợ đảm bảo sức khoẻ và tinh thần cho học sinh tạo hứng thú học tập cho họ. Muốn vậy, nhà trường cần khẩn chương nâng cấp các bếp ăn trong trường để học sinh đỡ mất thời gian ăn uống, trang bị và quản lí các thiết bị nghe nhìn (đài, ti vi) để học sinh được học tập, giải trí thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình ngoài giờ tự học, xây thêm một số sân cầu lông, bóng chuyền, bóng đá cho học sinh luyện tập thể thao ngoài giờ học.

Quản lí các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học thông qua đảm bảo sử dụng tài liệu, trang thiết bị:

Đây là biện pháp quản lí nhằm đảm bảo cho học sinh có đủ tài liệu học tập và trang thiết bị phục vụ học tập tự học tốt nhất trong điều kiện cho phép. Đồng thời tìm cách khai thác triệt để tính năng, giá trị tài liệu, phương tiện hiện có để học tập, tự học đạt hiệu quả. Nội dung quản lí cần tập trung vào:

- Chỉ đạo củng cố nâng cấp thư viện đảm bảo đủ và khai thác tốt các tài liệu. Lãnh đạo nhà trường phải lập kế hoạch thường xuyên rà soát lượng sách để nắm thực trạng sách cần thì thiếu, sách không cần thì thừa.

Nói đến việc học không thể không nói đến sách. Sách là người bạn, người thầy của mỗi người. Để góp phần nâng cao chất lượng tự học của học sinh cần phải quan tâm đúng mức tới thư viện nhà trường. Thư viện nhà trường cần chú trọng tới các mặt sau:

Củng cố và phát triển một cách bền vững hệ thống thư viện: mua sắm, sách giáo khoa, sách tham khảo, các loại sách hướng dẫn tự học đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Đối với giáo viên phải chủ động nắm bắt những tài liệu ở thư viện liên quan đến môn dạy của mình; phải nắm được nội dung, những đặc điểm của các loại tài liệu đó để giới thiệu giúp học sinh khai thác đồng thời tư vấn để thư viện nhân bản các tài liệu quý hiếm của thư viện và của giáo viên để bổ xung cho thư viện.

Cán bộ thư viện làm tốt công tác giới thiệu sách (kịp thời, đầy đủ) tới toàn thể cán bộ, giáo viên, HS, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đọc, mượn giáo trình, tài liệu, giáo khoa. Cải tiến giờ làm việc để phục vụ tốt hơn cho việc tự học của học sinh. Mở cửa thư viện vào thứ 7, chủ nhật để học sinh có điều kiện đến thư viện tự học nhiều hơn. Mở rộng phòng đọc, có biện pháp khuyến khích học sinh đến thư viện đọc sách.

Hàng năm nên tổ chức đánh giá hoạt động của thư viện để thường xuyên rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng phục vụ dạy học trong đó có tự học của học sinh.

- Đảm bảo khai thác tốt và hiện đại hoá phương tiện kỹ thuật dạy học.

Thiết bị trường học là một thành tố của quá trình dạy học, nó là điều kiện không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và phương pháp dạy tự học nói riêng, phải có sự đầu tư đúng mức cho công tác này đảm bảo phục vụ đầy đủ phương tiện các tiết thực hành, thí nghiệm..và chỉ đạo khai thác được hết tính năng, giá trị của các phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy tránh tình trạng sử dụng các phương tiện như một thứ mốt.

Mặt khác, nhà trường cần có kế hoạch đẩy nhanh tốc độ hiện đại hoá phương tiện kỹ thuật dạy học, trước mắt cần tập trung đầu tư xây dựng một số phòng học chất lượng sử dụng hết những thiết bị đã có: máy chiếu, màn chiếu, máy vi tính, băng hình,...để giáo viên đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy đổi mới phương pháp học của học sinh trong đó có phương pháp tự học. Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn đánh giá việc khai thác các phương tiện dạy học của từng giáo viên, từng nhóm chuyên môn sau mỗi năm học để có giải pháp tích cực, khai thác hết giá trị của các phương tiện kỹ thuật dạy học.

Đảm bảo thời gian cho hoạt động tự học:

Đảm bảo quỹ thời gian hợp lý là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng tự học cho HS và thuận lợi cho quản lí của các chủ thể.

Với chương trình và cách sắp xếp thời khoá biểu học tập của học sinh hiện nay thì thời gian lên lớp và thời gian tự học là 1/1, ngoài ra thời gian tự học còn bị cắt xén vào các hoạt động ngoại khoá. Do đó người học thực hiện nghiêm túc lịch học tập thì thời gian tự học vẫn ít hơn thời gian lên lớp. Muốn đảm bảo thời gian tự học

thì công tác quản lí và tổ chức các hoạt động cho học sinh phải có sự đồng bộ hợp lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)