Nâng cao nhận thức về vai trò tự học và bồi dưỡng động cơ tự học cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 68 - 72)

8. Cấu trúc của luậnvăn

3.2.1.Nâng cao nhận thức về vai trò tự học và bồi dưỡng động cơ tự học cho

huyện Tây Giang, tỉnh Quảng nam

3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò tự học và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh học sinh

a. Mục đích, yêu cầu:

Động cơ học tập và tự học không có sẵn. Để xây dựng động cơ học tập và phát triển động cơ học tập đúng đắn cho HS cần khơi dậy mạnh mẽ ở HS nhu cầu nhận thức. Có thể nói, mục đích, động cơ, thái độ học tập nói chung, tự học nói riêng có tầm quan trọng hàng đầu đối với việc học của HS. Thiếu động cơ học tập đúng đắn và mạnh mẽ sẽ không bao giờ có sự tích cực, tự giác trong học tập do đó kết quả không thể cao được. Việc xác định mục đích học tập có liên quan chặt chẽ với việc xác định động cơ học tập bởi động cơ vừa bao hàm ý nghĩa của mục đích hành động vừa chứa đựng nguyên nhân của hành động. Với tư cách là nguyên nhân của hành động sẽ trở thành động lực bên trong có tác dụng thúc đẩy mọi sức mạnh vật chất và tinh thần của con người để hành động dựa trên tri thức và niềm tin sẵn có. Mặt khác, động cơ với tư cách là mục đích của hành động sẽ quy định chiều hướng của hoạt động, quy định thái độ, hành động của mình, động cơ học tập đúng đắn được xuất phát từ mong muốn lập thân, lập nghiệp. Vì thế, xác định được động cơ học tập là ý thức được động cơ học tập của mình. Trên cơ sở đó mà ý thức đầy đủ các yêu cầu học tập thông qua nội dung học tập. Hình thành cho mình nhu cầu chiếm lĩnh tri thức, mong muốn có tri thức từ đó mà có hứng thú, say mê trong học tập, nghiên cứu. Có như vậy mới có khả năng khắc phục vượt trở ngại để đạt được thành tích trong học tập, đặc biệt là trong quá trình tự học, làm cho việc học tập trở thành nguồn vui của bản thân chứ không phải là sự bắt buộc từ phía nhà trường, thầy cô.

là sự biểu hiện ở sự khắc phục khó khăn trong học tập, có sự đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực trong học tập như: sự lười nhác, ỷ lại, trông chờ vào quay cóp... Đó là tinh thần say sưa, ý thức tự giác, chủ động trong học tập nghiên cứu, không sợ khó khăn, không đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho điều kiện thiếu thốn vật chất,... để bao biện cho kết quả học tập sa sút của mình. Thái độ học tập phải thể hiện được sự cầu thị tiến bộ, khiêm tốn, thành khẩn, ở sự đoàn kết, nhất trí, yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong học tập. Để có được động cơ thái độ học tập đúng đắn là cả một quá trình đấu tranh, rèn luyện không ngừng của HS từ việc nhỏ đến việc lớn, biết tự phê bình, tự đánh giá việc làm của bản thân để thấy được mặt mạnh cần phát huy và mặt yếu cần khắc phục, rèn luyện.

b. Nội dung và cách thực hiện

Để bồi dưỡng và phát triển động cơ tự học cho HS, công tác quản lí cần quan tâm đến các biện pháp sau:

* Bồi dưỡng động cơ tự học thông qua tổ chức trang bị và nâng cao nhận thức cho HS về mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nhiệm vụ học tập ở bậc THCS:

Trang bị cho học sinh nắm vững mục đích, yêu cầu đào tạo là biện pháp tích cực, là yêu cầu đặt ra đối với nhà trường. Làm cho học sinh hiểu rõ, nắm vững mục tiêu, yêu cầu đào tạo tức là giúp học sinh có định hướng phấn đấu theo tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể, giúp họ có được hình mẫu để xây dựng kế hoạch phấn đấu, học tập, rèn luyện.

Việc trang bị cho học sinh về mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nhiệm vụ học tập có thể tiến hành như sau:

- Tổ chức cho HS học tập về mục tiêu, yêu cầu đào tạo ngay sau khi HS nhập học ở chương trình sinh hoạt đầu khoá của HS.

- Chỉ đạo các lớp, các chi đoàn thường xuyên thảo luận về mục tiêu, yêu cầu đào tạo trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn thanh niên (Tổ trưởng các tổ chỉ đạo GVCN và BCS lớp, BCS đoàn lập kế hoạch thực hiện).

- Quán triệt mục tiêu, yêu cầu đào tạo cho HS thông qua việc cụ thể hoá vào mục tiêu, yêu cầu của mỗi môn học (Tổ trưởng các tổ giao cho mỗi giáo viên phải cụ thể hoá mục tiêu môn học họ đảm nhận và phổ biến tới HS).

- Tổ chức định kỳ đánh giá nhận thức của HS về mục tiêu, yêu cầu đào tạo (Tổ trưởng các tổ phối hợp với nhà trường tổ chức đánh giá sau từng học kỳ).

Đối với HS mới tuyển sinh vào học ở trường cần phải được học tập ngay về yêu cầu, nhiệm vụ học tập ở nhà trường, từ đó giúp HS xác định được mục đích: Học để làm gì? và Học để phục vụ ai? Bài học cần được lồng ghép đưa thêm vào những nội dung để HS thấy được sự khác biệt cơ bản giữa học ở trường tiểu học và trường THCS.

- Khối kiến thức cơ sở là những kiến thức mới lạ đối với HS. Người học sẽ được trang bị hệ thống kiến thức về nhiều môn học. Rất nhiều HS cảm thấy khó học, khó nhớ. Cần giáo dục để HS nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của khối kiến thức cơ sở đó.

- Tổ chức giáo dục, giúp HS nhận thức về những thang giá trị và giá trị nhân cách để HS phát hiện được những bất cập giữa năng lực, tiềm lực của bản thân với yêu cầu khách quan của xã hội.

- Giáo dục để HS nhận thức về yêu cầu học tập suốt đời, về mối quan hệ giữa học với hành: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người. Làm tốt công tác này sẽ giúp cho HS nhận thức đúng đắn hơn về vai trò trách nhiệm của bản thân làm tiền đề tâm lý cho ý thức học tập nhất là ý thức tự học.

* Bồi dưỡng động cơ tự học thông qua giáo dục truyền thống và tình cảm quê hương đất nước

Giáo dục truyền thống và tình cảm quê hương đất nước có ý nghĩa tạo cho học sinh nhà trường lòng tự hào, gây hứng thú và xây dựng tinh thần trách nhiệm đối với công việc học tập cho HS. Với thực tiễn của nhà trường, việc giáo dục truyền thống cho HS có thể tiến hành như sau:

- Hàng năm, chuẩn bị vào đầu năm học, tổ chức nói chuyện truyền thống của nhà trường PTDTBT THCS, PTDTNT đặc biệt là những thành tích và những mốc quan trọng trong sự phát triển đó để hình thành trong môi trường học sinh lòng tự hào, có ý thức phấn đấu tiếp tục xây dựng truyền thống của nhà trường. Đây là nhiệm vụ có thể giao cho bộ phận Đoàn – Đội chịu trách nhiệm.

- Xây dựng phòng truyền thống của nhà trường, thông qua đó giới thiệu, tổ chức cho HS tham quan phòng truyền thống để có thêm thông tin, hình ảnh, hiện vật về quá trình phát triển cũng như thành tích, cống hiến của nhà trường. Giúp HS yêu trường hơn, tích cực học tập và rèn luyện. Đây là việc làm có thể giao cho bộ phận liên chi đoàn thanh niên, quản lí HS của nhà trường, tổ chức triển khai vào đầu năm học hay chuẩn bị ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm.

Mỗi thầy cô giáo và đặc biệt là GVCN cần phải cho HS thấy được uy tín người thầy thể hiện ở trên bục giảng và trong cuộc sống. Người thầy là trí tuệ bậc thầy và nhân cách bậc thầy. Phương pháp giáo dục tốt nhất là nêu gương. Các thầy cô phải gương mẫu, phải thực sự là “tấm gương sáng cho HS noi theo” nên tổ chức các buổi ngoại khoá chuyên mục “nói chuyện”, lựa chọn và giới thiệu những tấm gương điển hình về sự phấn đấu, cống hiến và thành công trong công việc, chú ý tới các tấm gương gần gũi ngay trong trường. Tổ chức ngày nhà giáo Việt Nam hàng năm với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, tạo nên một môi trường sư phạm trong sáng, lành mạnh, giúp HS có ý thức, góp phần rèn luyện nhân cách.

* Bồi dưỡng động cơ tự học thông qua xây dựng bầu không khí học tập tích cực động viên giúp đỡ lẫn nhau trong các tập thể HS:

Bầu không khí trong tập thể HS là hiện tượng tâm lý có tính phổ biến, được hình thành từ các mối quan hệ giữa các HS trong tập thể. Vì vậy phải hết sức chú ý xây dựng bầu không khí học tập tích cực, đoàn kết trong tập thể HS tạo thêm sức mạnh tinh thần cho họ tự tin ở sức mình, tin vào tập thể đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong học tập và rèn luyện. Cụ thể là:

- Trước hết, phải thực hiện tốt chế độ thi đua, khen thưởng cho HS bởi vì việc làm này sẽ kích thích tâm lý thi đua giữa các lớp, chi đoàn, mỗi cá nhân và tập thể đồng thời khơi dậy tính tự trọng của mỗi thành viên trong tập thể từ đó hăng say học tập, tự học, chấp hành nghiêm quy chế tự học. Hoạt động này phải được phát động thành phong trào thi đua sâu, rộng, thường xuyên trong nhà trường, trong mỗi đoàn viên thanh niên với những khẩu hiệu thiết thực : “ Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”, “ Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người”... Chỉ đạo các lớp, các chi đoàn ký giao ước thi đua, tổ chức bình xét thi đua phải xét đến tiêu chí: Thực hiện thời gian học, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học, cuối cùng là kết quả kiểm tra môn học, học kỳ,...

- Để có được phong trào thi đua tốt phải duy trì nề nếp tự học nghiêm túc. Bởi vì trong giờ tự học của HS hàng ngày, nếu người học, người chơi thì không thể có bầu không khí học tập tích cực được. Thực tế việc duy trì nề nếp tự học của HS cũng chưa được nghiêm túc, cán bộ quản lí chỉ quan tâm đến các công việc sự vụ trong sinh hoạt ăn ở, nội trú. Ngoài ra không biết được HS làm gì trong thời gian đó. Những HS tích cực tự học đôi khi lại bị những HS lười học châm chọc, không học được.Vì vậy, để xây dựng bầu không khí học tập tích cực, cán bộ quản lí phải duy trì nề nếp tự học của HS thật nghiêm túc không chỉ ở việc chấp hành thời gian mà phải tự học có nội dung cụ thể theo kế hoạch. Trong giờ học ai cũng phải thực hiện nhiệm vụ đó một cách tự giác.

- Nhà trường chỉ đạo các lớp tổ chức hoạt động giao lưu, kết nghĩa, thi đua giữa các lớp. Trao đổi với nhau về phương pháp học tập để tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa HS các lớp khác nhau, tạo môi trường để HS có cơ hội giúp đỡ nhau về kinh nghiệm học tập. Qua hoạt động giao lưu này sẽ tạo ra bầu không khí sôi nổi trong HS cả trong học tập, rèn luyện và các phong trào khác.

- GVCN khuyến khích thành lập các nhóm học tập, nghiên cứu trong học sinh. Trong điều kiện hiện nay, nếu HS kết hợp với nhau theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV có thể sẽ giải quyết được những vấn đề lớn. Việc tổ chức các nhóm học tập không chỉ giúp rèn kỹ năng hợp tác mà còn tạo được bầu không khí học tập sôi nổi.

- Và một việc nữa, để xây dựng bầu không khí học tập tích cực trong mỗi tập thể, cần quan tâm đến việc giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn về vật chất và tinh

thần để họ mạnh dạn, tự tin và cố gắng vươn lên trong học tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Một số lưu ý khi thực hiện biện pháp

Trong quá trình thực hiện biện pháp trên, cần chú ý đối với HS mới tuyển sinh vào học ở trường cần phải được học tập ngay về yêu cầu, nhiệm vụ học tập ở nhà trường. Bên cạnh đó phải hết sức chú ý xây dựng bầu không khí học tập tích cực, đoàn kết trong tập thể HS tạo thêm sức mạnh tinh thần cho họ tự tin ở sức mình, tin vào tập thể đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong học tập và rèn luyện. Có thể linh hoạt trong việc thực hiện biên pháp đối với từng đối tượng học sinh để đạt được kết quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 68 - 72)