8. Cấu trúc của luậnvăn
2.5.3. Phân tích các nguyên nhân
* Về phía người học:
Hoạt động tự học đòi hỏi sự phấn đấu nỗ lực, liên tục của bản thân mỗi học sinh. Tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn còn nhiều HS chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của hoạt động tự học, còn thiếu tinh thần tích cực, nỗ lực, tự giác, phấn đấu vươn lên trong học tập. Số HS có nhận thức rõ về vai trò của hoạt động tự học nhưng lại thiếu sự quyết tâm trong việc thực hiện. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hoạt động tự học của học sinh chưa cao là HS chưa có cách học phù hợp, chưa xây dựng được kế hoạch học tập, chưa tìm ra được các biện pháp tự học phù hợp, còn thụ động trong học tập; học để đối phó với kỳ thi còn phổ biến, chưa có thói quen khai thác thông tin, tư liệu ở thư viện, ít có nhu cầu học thêm về ngoại ngữ, tin học... Mặt khác, tập thể HS chưa thực hiện được tính tự quản trong hoạt động tự học.
* Về phía giáo viên:
Giáo viên chưa quan tâm được nhiều đến nội dung tự học của HS, chưa chú trọng trong rèn kỹ năng tự học cho HS, việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tự học của HS chưa thường xuyên, việc đổi mới phương pháp dạy học chưa mạnh mẽ nên chưa phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập đặc biệt là tự học. Công tác tư vấn, hướng dẫn về phương pháp tự học cho học sinh còn yếu.
* Về nội dung, chương trình đào tạo:
Ngoài ra còn những nguyên nhân khác tác động không nhỏ tới hoạt động tự học của HS và ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động tự học của học sinh đó là: Nội dung chương trình quy định cho mỗi môn học còn rất nặng, cho nên trong các tiết học, giáo viên còn phải dành nhiều thời gian cho việc truyền thụ những kiến thức cơ bản của bài, vì thế thời gian dành cho việc hướng dẫn các hoạt động tự học của HS không được nhiều.
* Về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy - học:
Cơ sở vật chất cho hoạt động tự học của học sinh còn nhiều hạn chế. Việc cung cấp tài liệu tham khảo cho quá trình học tập của HS còn thiếu, chưa cập nhật. Phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại còn thiếu, chưa đồng bộ...
Tiểu kết chương 2
Kết quả nghiên cứu hoạt động tự học của học sinh và công tác quản lí hoạt động tự học đối với HS của trường THCS, cho thấy phần lớn HS nhận thức rõ ràng và đầy đủ về hoạt động tự học cũng như ý nghĩa của hoạt động này đối với bản
thân. Công tác quản lí hoạt động tự học của cán bộ – giáo viên trong khoa đã được chú trọng quan tâm. Cụ thể ở các nội dung: Quản lí việc bồi dưỡng động cơ tự học, quản lí phương pháp tự học, quản lí kế hoạch tự học, quản lí việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học, quản lí nội dung tự học... đạt được một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên đa số HS chưa biết làm cách nào và học như thế nào để đạt kết quả tốt hơn so với năng lực của bản thân, còn giáo viên phần lớn gặp lúng túng trong quá trình quản lí các hoạt động tự học của HS, chủ yếu là nắm HĐTH của HS trong giờ kiểm tra trên lớp và qua trao đổi với ban cán sự lớp. Do đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng quản lí HĐTH của HS.
Việc quản lí HĐTH của HS trường THCS hiện nay có những mặt tích cực và mặt hạn chế nhất định. Thực tế CBQL - giáo viên đã cố gắng xây dựng kế hoạch học tập cho HS nhưng cách vận dụng chưa linh hoạt và còn thiếu sự đồng bộ. Đây cũng là một trở ngại đối với công tác quản lí quá trình tự học của HS.
Khó khăn lớn nhất trong quá trình quản lí HĐTH của HS mà giáo viên thường gặp phải là chưa gây được hứng thú cũng như phát huy tính tích cực của HS trong việc tự học (tham vấn, trao đổi, tương tác...).Bên cạnh đó thư viện trường còn thiếu khá nhiều các tài liệu tham khảo mà đòi hỏi HS phải nghiên cứu thì mới có thể giải quyết được nhiệm vụ học tập.
Thực trạng quản lí hoạt động tự học của HS chủ yếu đạt ở mức độ trung bình và thấp. Đây cũng là một vấn đề đối với CBQL, giáo viên trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, đặc biệt là khi các trường THCS huyện Tây Giang đang nổ lực phấn đấu duy trì mô hình trường THCS có chất lượng trong toàn tỉnh Quảng Nam.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
Từ thực trạng hoạt động tự học của HS và công tác quản lí hoạt động tự học của HS các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang đã trình bày ở chương 2, chúng tôi nhận thấy rằng việc không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo và giáo dục HS có trình độ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục huyện Tây Giang nói riêng thì hoạt động tự học của HS các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang cần được coi trọng, quản lí, tổ chức ngày một tốt hơn. Nhiệm vụ và trách nhiệm không chỉ thuộc về đội ngũ cán bộ giảng dạy và HS mà còn là nhiệm vụ của các chủ thể quản lí ở nhà trường và các tổ chuyên môn.
3.1. Các nguyên tắc chung đề xuất biện pháp