Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh và phụ huynh về tầm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 41 - 43)

8. Cấu trúc của luậnvăn

2.3.1.Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh và phụ huynh về tầm

quan trọng của hoạt động tự học

Một trong những yếu tố quan trọng trong công tác quản lí hoạt động tự học của HS là nhận thức, thái độ của CBQL, của đội ngũ GV trong nhà trường. Đây là cơ sở thực tiễn để xác định phương hướng chỉ đạo về mặt quản lí và các yếu tố mang tính kỹ thuật trong việc giúp GV vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học. Để tìm hiểu về thực trạng này chúng tôi dùng câu hỏi 1 cho cả 2 mẫu phiếu M1 và M2 (xem phần phụ lục). Kết quả thu được như sau:

Có 40 giáo viên và cán bộ quản lí (100%) và 184 học sinh (92,0%) học sinh cho rằng hoạt động tự học của học sinh là rất cần thiết, còn 16 học sinh (8,0%) trả lời hoạt động tự học của học sinh là cần thiết.

Số liệu đó đã khẳng định hầu hết cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh có nhận thức rõ hoạt động tự học của học sinh là rất cần thiết vì đây là nhân tố quyết định trực tiếp kết quả học tập, rèn luyện của học sinh nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung.

Ý kiến của GV, CBQL, PHHS và HS về tác dụng của hoạt động tự học được thể hiện trong bảng sau ( Câu hỏi 2 ở phần M1, M2 phụ lục):

Bảng 2.1. Nhận thức về tác dụng của hoạt động tự học STT Tác động Ý kiến (%) GV – CBQL, PHHS HS

1 Tự học giúp HS củng cố, ghi nhớ vững chắc kiến thức 100 96,5 2 Tự học giúp HS hiểu sâu bài và năm chắc kiến thức 100 97 3 Tự học giúp HS vận dụng kiến thức vào giải quyết những

nhiệm vụ học tập mới 100 91,5

4 Tự học giúp HS đạt kết quả cao trong kiểm tra và thi 100 92

5 Tự học giúp HS mở rộng kiến thức 100 95

6 Tự học giúp HS có khả năng tự đánh giá bản thân 86,6 80 7 Tự học giúp HS rèn luyện tính tích cực độc lập trong học

tập 91,6 86,5

8 Tự học giúp HS hình thành ý thức kỷ luật 95 79,5 9 Tự học giúp HS hình thành nề nếp làm việc khoa học 93,3 75

Chúng tôi sơ đồ hóa như sau:

Biểu đồ 2.1. Tác dụng của tự học đối với HS

Hầu hết HS nhận thức khá đầy đủ về tác dụng hoạt động tự học trong việc củng cố, mở rộng, hiểu sâu bài, nắm chắc kiến thức và nâng cao kết quả học tập (Tác dụng 1, 2, 3, 4, 5 đều trên 90% ý kiến). Nhưng vẫn còn có không ít HS chưa nhận thấy tác dụng của hoạt động tự học đối với kết quả tu dưỡng và hoàn thiện phẩm chất nhân cách. Cụ thể:

Có 80% HS cho rằng hoạt động tự học có tác dụng giúp họ có khả năng tự đánh giá bản thân.

75% HS cho rằng hoạt động tự học (HĐTH) có tác dụng giúp họ có nề nếp làm việc khoa học.

Ý kiến GV và CBQL đánh giá rất cao về tác dụng của HĐTH đối với quá trình học tập và rèn luyện của HS.

Gặp gỡ và nói chuyện với một số học sinh có thành tích học tập tốt trong nhà trường, các em đều có nhận thức rất đúng đắn về hoạt động tự học và thấy rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tự học. Em Hốih Thị Minh Kiều (học sinh trường PTDTBT THCS Nguyễn Bá Ngọc, huyện Tây Giang) đạt kết quả học tập xuất sắc trong học kỳ I năm học 2019 - 2020 đã nói: “Em thấy tự học có một vai

trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động học tập của con người nói chung và đối với học sinh chúng em nói riêng. Tự học giúp cho chúng em tự hoàn thiện mình về mọi mặt”

Qua điều tra và trò chuyện với học sinh đa số các em đều cho rằng tự học giúp cho học sinh củng cố, mở rộng và đào sâu những tri thức đã học, hình thành và phát triển tư duy độc lập, sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức mới. Đặc biệt là trong quá trình đổi mới hoạt động dạy học, việc tự học lại càng cần thiết đối với mỗi học sinh trong quá trình tiếp thu tri thức mới.Thầy giáo Trần Văn Hải tổ trưởng tổ Tự nhiên (Trường PTDTBT THCS Nguyễn Bá Ngọc, huyện Tây Giang) đã tâm sự: “Một tiết thầy cô giảng bài ở trên lớp chỉ có 45 phút, trong khi kiến

thức học sinh cần học lại rất nhiều. Quá trình lên lớp các thầy cô chỉ trình bày những kiến thức cơ bản và tóm tắt nhất. Vì vậy muốn hiểu biết sâu sắc và mở rộng kiến thức thì học sinh phải tích cực tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp. Nếu không tự học thì không ai có thể giúp học sinh học tốt được”.

Việc xác định đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của hoạt động tự học sẽ giúp cho học sinh xác định động cơ và thái độ học tập trên cơ sở đó định hướng cho học sinh có ý thức rèn luyện, phấn đấu trong cả quá trình học tập tại trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 41 - 43)