Thực trạng các điều kiện phục vụ hoạt động tự học của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 52 - 54)

8. Cấu trúc của luậnvăn

2.3.5.Thực trạng các điều kiện phục vụ hoạt động tự học của học sinh

Để tìm hiểu thực trạng này chúng tôi sử dụng câu hỏi 8 mẫu M1 tiến hành quan sát trao đổi HS. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.8. Việc đáp ứng các điều kiện cho hoạt động tự học của HS

TT

Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của học sinh Mức độ (%) Đảm bảo Tương đối đảm bảo Không đảm bảo 1 Cơ sở vật chất phục vụ học tập trên lớp, tự học, sinh hoạt tập thể 18 24 48

2 Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham

khảo, phương tiện kỹ thuật dạy học 12 36 52 3 Sự phục vụ của thư viện đối với học sinh 28 14 58

4

Sự sắp xếp, phân chia các hoạt động tại trường đảm bảo thời gian tự học của học sinh

26 66 8

5 Công tác xây dựng môi trường thuận lợi cho

học sinh học tập 14 34 52

Biểu đồ 2.8. Việc đáp ứng các điều kiện cho hoạt động tự học của HS

Qua kết quả ở bảng 2.8 và biểu đồ 2.8 ta thấy đượcc các điều kiện cho hoạt động tự học của học sinh tại các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang chưa thực sự tốt. Vì là 1 huyện miền núi, còn gặp nhiều khó khăn nên việc đảm bảo CSVC cho công tác dạy và học còn nhiều hạn chế. Các trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang chưa có đủ số phòng học để tổ chức dạy 2 buổi/ngày. Đa số các phòng học đã cũ, nhỏ, phải phục vụ cả ngày nên không gian giành cho việc tự học

của học sinh là không có. Bên cạnh đó 4 trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang là trường bán trú nên các em đuọc sắp xêp ở lại trường với số lượng vài chục em trên một phòng, điều đó gây ảnh hưởng đến việc tạo không gian cá nhân để tự học. Nên có thể thấy Cơ sở vật chất phục vụ học tập trên lớp, tự học, sinh hoạt tập thể chưa thực sự đảm bảo cho hoạt động tự học của học sinh (48%).

Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện kỹ thuật dạy học chưa thực sự đảm bảo cho hoạt động tự học của học sinh do điều kiện kinh tế khó khăn dẫn đến việc đầu tư tài liệu tham khảo, phương tiện kỹ thuật dạy học còn hạn chế (52%). Điều đó gây khó khăn cho các em trong việc tìm tòi, mở rộng tri thức.

4 trường THCS trên địa bàn huyện Tây Giang chỉ mới có 2 trường có thư viện đạt chuẩn quốc gia. Còn lại 2 trường thư viện vẫn còn sơ xài, số lượng đầu sách và sự đa dạng về sách coàn hạn chế, Bởi vậy nên sự hỗ trơ của thư viện đối với hoạt động tự học của các em còn hạn chế.

Tiếp theo là sự sắp xếp, phân chia các hoạt động tại trường đảm bảo thời gian tự học của học sinh tương đối đảm bảo. Qua khảo sát trực tiếp, đa số các em đều cho rằng các hoạt động ở trường không gây ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động tự học của các em (66%).

Cuối cùng là việc xây dựng môi trường thuận lợi cho học sinh học tập thì đa số các em cho rằng chưa thực sự đảm bảo (52%). Lý do đa số các em đưa ra là vì điều kiện gia đình còn khó khăn nên các em ở ngoại trú sau giờ học đa phần phải đi làm rẫy để phụ giúp bố mẹ, một số gia đình đông người nên việc tạo 1 góc học tập là điều không thể. Bên cạnh đó 1 số gia đình còn chưa có điện dẫn đến việc học tập của các em vào ban đêm gặp khó khăn. Đa số các gia đình chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tự học tại nhà của các em. Còn đối với các em ở bán trú tại trường thì việc đông người trong 1 không gian dẫn đến việc tạo ra 1 không gian riêng cho việc học tập của các em còn gặp nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường thcs huyện tây giang tỉnh quảng nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 52 - 54)