Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG lực làm VIỆC của NHÂN VIÊN tại CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn THIẾT kế GIAO THÔNG vận tải PHÍA NAM (Trang 50 - 52)

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Bước 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu

Bước 3: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan

Bước 4: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Bước 5: Nghiên cứu định tính

(Phỏng vấn 2 chuyên gia và Thảo luận nhóm gồm 10 người) =>Thang đo chính thức

Bước 6: Nghiên cứu định lượng

-Khảo sát dữ liệu mẫu (n=175) -Phân tích dữ liệu:

+ Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha + Phân tích nhân tố khám phá EFA

+ Phân tích tương quan Pearson + Phân tích hồi quy tuyến tính đa bội + Phân tích ANOVA

Bước 7: Báo cáo kết quả nghiên cứu

Quy trình 8 bước của tác giả được diễn giải theo từng bước dưới đây:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu: Xuất phát từ tình hình hoạt động thực tế của Công ty, vấn đề về động lực làm việc của nhân viên được các nhà quản trị của các tổ chức rất quan tâm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn.

Bước 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu: Việc này nhằm phân tích mức độ ảnh

hưởng của các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên nhằm tìm ra giải pháp tăng cường động lực làm việc của nhân viên trong thời gian tới.

Bước 3: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan: Tiến hành tìm hiểu các lý thuyết và các nghiên cứu đã được các học giả và tác giả trong và ngoài nước thực hiện. Nhằm nắm bắt kiến thức, kế thừa có chọn lọc để thực hiện nghiên cứu đã đề ra.

Bước 4: Mô hình nghiên cứu đề xuất: Sau khi thực hiện bước 3, cùng với điều

kiện nghiên cứu thực tế và đặc thù của Công ty; tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm 06 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên là: (1) Thu nhập, (2) Bản chất công việc, (3) Môi trường làm việc, (4) Đồng nghiệp, (5) Sự công nhận, (6) Cơ hội học tập và thăng tiến.

Bước 5: Nghiên cứu định tính: Sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và

thảo luận nhóm. Trong đó, chuyên gia là Phó tổng giám đốc Công ty và Giám đốc Xí nghiệp Khảo sát Tổng hợp, nhóm thảo luận gồm có 10 trưởng/ phó phòng của các bộ phận phòng ban trong Công ty. Những bổ sung điều chỉnh cần thiết vào thang đo và mô hình đã được thực hiện sau bước này. Từ đây thang đo chính thức được hình thành, làm cơ sở lập bảng câu hỏi để thực hiện khảo sát nhân viên thu thập dữ liệu trong bước tiếp theo.

Bước 6: Nghiên cứu định lượng: Tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu với kích thước mẫu n = 175 nhân viên của Công ty. Sau đó sẽ dùng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu với các kỹ thuật gồm: Kiểm định thang đo bằng Cronbach's Alpha, EFA, Phân tích tương quan Pearson, Phân tích hồi quy tuyến tính đa bội, Phân tích ANOVA. Kết quả nghiên cứu định lượng sẽ được sử dụng cho bước tiếp theo.

Bước 7: Báo cáo kết quả nghiên cứu: Báo cáo được trình bày chi tiết rõ ràng, đồng thời tác giả sẽ nêu một vài quan điểm cá nhân đánh giá tác động của các yếu tố trong mô hình đề xuất đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty.

Bước 8: Kết luận và hàm ý quản trị: Đây là bước cuối cùng trong quy trình

nghiên cứu, dựa vào kết quả thu được tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại Công ty trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG lực làm VIỆC của NHÂN VIÊN tại CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn THIẾT kế GIAO THÔNG vận tải PHÍA NAM (Trang 50 - 52)