0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Dò tìm các vi phạm giả định hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÍA NAM (Trang 75 -77 )

4.5.4.1. Hiện tượng tự tương quan bậc 1

Nhìn vào bảng 4.8 ở trên thấy rằng hệ số Durbin - Watson = 2,157 với N = 175 ở mức ý nghĩa 5%, mô hình gồm 6 biến độc lập, tra bảng phân phối có DL = 1,679 và DU = 1,824. Thấy DU < DW < 4-DU nên kết luận không có tự tương quan bậc 1.

4.5.4.2. Hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Để kiểm định giả định phương sai của phần dư không đổi, ta sử dụng đồ thị phân tán của giá trị dự báo và phần dư.

Thông qua hình 4.1 có thể nhận thấy rằng, các giá trị phần dư phân tán một cách ngẫu nhiên trong một phạm vi quanh trục 0 (giá trị trung bình của phần dư), nghĩa là phương sai của phần dư không đổi và chứng tỏ rằng không bị vi phạm giả định.

4.5.4.3. Giả định phần dư có phân phối chuẩn

Giả định này được dò tìm bằng biểu đồ Histogram và P-P Plot.

Hình 4.2. Biểu đồ tần số Histogram của phần dư chuẩn hóa

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra)

Nhìn vào biểu đồ tần số Histogram ở Hình 4.2 nhận thấy rằng Các giá trị phân bố cân đối quanh 2 phía giá trị trung bình theo hình chuông. Giá trị Mean = 3.10E- 16 rất nhỏ, đây là giá trị trung bình của phần dư. Giá trị độ lệch chuẩn là Std.Dev = 0,983 thì xấp xỉ bằng 1. Do đó có thể kết luận rằng giả định phần dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm và phần dư này có phân phối chuẩn.

Ngoài ra, cách thứ 2 để kiểm tra là nhìn vào biểu đồ P-P Plot ở Hình 4.3, các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên có thể kết luận rằng giả định nêu trên không bị vi phạm.

Hình 4.3. Biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra)

Như vậy cả hai biểu đồ tần số Histogram và biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot đều cho kết quả tương đồng nhau.

4.5.4.4. Hiện tượng đa cộng tuyến

Đa cộng tuyến là hiện tượng xảy ra khi các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Điều này làm cho hệ số R2 và các hệ số hồi quy có sự sai lệch. Việc kiểm tra có đa cộng tuyến trong mô hình hay không được tiến hành bằng cách xem xét hệ số VIF. Ở đây tất cả các hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 (chi tiết xem bảng 4.8). Như vậy, trong mô hình không hề có đa cộng tuyến.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÍA NAM (Trang 75 -77 )

×