Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG lực làm VIỆC của NHÂN VIÊN tại CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn THIẾT kế GIAO THÔNG vận tải PHÍA NAM (Trang 57 - 59)

3.3.1.1. Thiết kế phiếu khảo sát

Ưu điểm của phiếu khảo sát là giúp cho việc lấy dữ liệu diễn ra một cách nhanh chóng, cùng một lúc có thể xin ý kiến của nhiều người bằng các bảng hỏi có sẵn, người được hỏi nêu quan điểm của họ tiện lợi và dễ dàng bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nhất định.

Phiếu khảo sát chính thức được lập dựa vào cơ sở lý thuyết đã được nêu ở Chương 2 và kết quả nghiên cứu định tính ở Chương 3, gồm 3 phần chính:

- Phần 1: Giới thiệu. Mục đích của nội dung trong phần này là cung cấp các thông tin cơ bản về tác giả, cung cấp mục đích của việc khảo sát và hứa hẹn giữ bí mật về thông tin của tất cả mọi người tham gia khảo sát.

- Phần 2: Thông tin cá nhân. Phần này nhằm mục đích thu thập các thông tin

chung về đối tượng tham gia khảo sát, bao gồm: Giới tính, Độ tuổi, Trình độ học vấn và Thời gian công tác.

- Phần 3: Nội dung khảo sát. Phần này là bảng hỏi bao gồm tổng 28 câu hỏi

khảo sát, với mỗi câu hỏi đều sử dụng hình thức thang đo Likert 5 bậc tương ứng với 5 mức độ đánh giá. Mục đích của phần 3 này là thu thập mức độ đánh

giá của các nhân viên tại Công ty đối với các câu hỏi, nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến động lực làm việc của nhân viên.

3.3.1.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu

Phương pháp phân tích EFA và phân tích hồi quy tuyến tính được tác giả định hướng sử dụng khi xử lý dữ liệu trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Hai phương pháp phân tích này có yêu cầu đặc biệt về kích thước mẫu tối thiểu. Để sử dụng được phương pháp phân tích EFA, theo Hair và cộng sự (2006) thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 tốt hơn là 100 và đồng thời tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5/1. Theo yêu cầu này, kích thước mẫu tối thiểu trong nghiên cứu của tác giả phải là 140 cho tổng 28 biến quan sát. Mặt khác để sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính, dựa trên công thức kinh nghiệm của Tabachnick và Fidell (2007) thì kích thước mẫu tối thiểu phải đạt yêu cầu là n = 50 + 8*số lượng biến độ lập = 50 + 8*6 = 98

Như vậy, để đạt yêu cầu về kích thước mẫu tối thiểu, tác giả quyết định thiết kế kích thước mẫu nghiên cứu là 175. Với kích thước mẫu này tương đối hợp lý với điều kiện thực tế về thời gian của tác giả, đảm bảo cho việc nghiên cứu đồng thời có thể đại diện cho quan điểm của tổng số 350 nhân viên của Công ty.

Tổng hợp thông tin về thiết kế mẫu nghiên cứu:

- Kích thước mẫu: 175

- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện.

- Tiêu chuẩn mẫu: Nhân viên của Công ty.

3.3.1.3. Tiến hành thu thập dữ liệu

Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 chưa hoàn toàn ổn định; nhằm tuân thủ an toàn phòng chống dịch, bảo vệ bản thân và xã hội, tác giả quyết định tiến hành gửi phiếu khảo sát đã được thiết kế sẵn thông qua mạng internet đến các nhân viên Công ty để khảo sát ý kiến của họ, thu thập dữ liệu. Thời gian tiến hành khảo sát là từ 11/2021 đến 12/2021.

Sau đó tác giả tiến hành tổng hợp lại toàn bộ dữ liệu thu thập được thành file Excel. Mỗi dòng trong file này tương ứng với dữ liệu thu thập được từ 1 nhân viên của Công ty. Như vậy 1 dòng sẽ bao gồm 32 ô tương ứng với 32 câu trả lời, trong đó

có 4 câu trả lời cho 4 câu hỏi thông tin cá nhân (Giới tính, Độ tuổi, Trình độ học vấn, Thời gian công tác) và 28 câu trả lời cho 28 câu hỏi khảo sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG lực làm VIỆC của NHÂN VIÊN tại CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn THIẾT kế GIAO THÔNG vận tải PHÍA NAM (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)