Foodbank Hàn Quốc (KFB- Korean Food Bank) được thành lập vào năm 1998 để giải quyết nạn đói của các nhóm dễ bị tổn thương như người vô gia cư trong cuộc khủng hoảng tài chính IMF ở Hàn Quốc. Trong hai thập kỷ qua, Foodbank Hàn Quốc đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống cung cấp nguồn nguyên liệu phúc lợi xã hội của quốc gia, cũng như đóng vai trò là mạng lưới an sinh xã hội bằng cách giảm bớt nạn đói cho người nghèo.
Mô hình Ngân hàng Thực phẩm Hàn Quốc là một mô hình được tối ưu hóa có thể áp dụng cho các quốc gia Châu Á có quan hệ đối tác công tư tuyệt vời của các bên khác nhau bao gồm chính quyền trung ương và địa phương, các công ty tài trợ và các tổ chức phi chính phủ. Các điểm đặc biệt này để rút kinh nghiệm cho Việt Nam từ mô hình kinh doanh của Foodbank Korea như sau (Phụ lục 17)
(i) Phân khúc khách hàng
Đối với khách hàng là người thụ hưởng, các tổ chức xã hội Food Bank Hàn Quốc tập trung vào
- Các tổ chức xã hội, bếp ăn phúc lợi trên cả nước - Người dân khó khăn, người lao động có thu nhập thấp - Trẻ em thiếu thực phẩm
Đối với khách hàng là doanh nghiệp Food Bank Hàn Quốc tập trung vào
Doanh nghiệp, tập đoàn lớn có mục tiêu phát triển bền vững, những tập đoàn kinh tế hàng đầu đã có bề dày trên thị trường, có mối quan hệ đối tác rộng, tập trung vào các mục tiêu phát triển bền vững để có thể cùng đồng hành các chương trình một cách hiệu quả và lâu dài
(ii) Đối tác chính
Đối tác là một trong những điểm quan trọng để phát triển mô hình Fodobank tại Hàn Quốc thành công.
- Bộ Lao động và phúc lợi xã hội Hàn Quốc: Đây là đối tác quan trọng nhất của Food Bank Hàn Quốc vì ngân hàng thực phẩm Hàn Quốc dưới sự hỗ trợ và điều hành của Bộ và tiếp nhận mọi nguồn lực (Key resouce) từ đối tác này. Với những chính sách hỗ trợ từ nhà nước Foodbank tại Hàn Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện tốt
vai trò hỗ trợ nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia và thế giới.
- Các cơ quan chính quyền có liên quan: Các Bộ hay cơ quan nhà nước khác như Bộ Y tế cũng tham gia vào trong hệ thống đối tác quan trọng tạo nên sự thành công của Ngân hàng thực phẩm tại Hàn Quốc
- Tổ chức phúc lợi xã hội địa phương trên cả nước:
- Các đơn vị doanh nghiệp lớn: Các tập đoàn đơn vị doanh nghiệp lớn trong mạng lưới DN lớn tại HQ như tập đoàn CJ, Lotte, SPC...
- Các mạng lưới ngân hàng thực phẩm kahcs mà Hàn Quốc tham gia tài trợ - Mạng lưới Ngân hàng thực phẩm toàn cầu
(iii) Giá trị cung cấp
- Cung cấp theo các gói sản phẩm phù hợp ở từng địa phương và thời điểm kịp thời
- Cung cấp thực phẩm giá rẻ cho người lao động có thu nhập thấp
- Trao đổi kết nối kinh doanh quốc tế: Ngân hàng thực phẩm quốc gia tại Hàn Quốc không những cung cấp thực phẩm cho tại HQ mà còn giới thiệu phương thức hoạt động và hệ thống mạng của Ngân hàng Thực phẩm Hàn Quốc, hướng dẫn luật hiến thực phẩm thông qua liên chính phủ ở các nước trong khu vực. Các thỏa thuận, và hỗ trợ thành lập Ngân hàng Thực phẩm tại khu vực địa phương thông qua việc trao đổi của con người và mời đào tạo. Mô hình ngân hàng thực phẩm hỗ trợ từ Hàn Quốc với mục tiêu sẽ đem đến giá trị sẽ giảm bớt vấn đề đói của người dân của đất nước có liên quan và thúc đẩy một nền văn hóa hiến tặng của Hàn Quốc.
(iv) Kênh phân phối
(Chi tiết theo dõi tại phụ lục 06)
- Central FoodBank: Foodbank trung tâm quản lý bởi Hội Đồng Phúc Lợi: Nơi tiếp nhận và phân phối thực phẩm chính trên cả nước
- Metropolitian Foodbank- Food Bank tại các khu vực quản lý bởi FB Hàn Quốc: Tiếp nhận thực phẩm trong khu vực và phân phối trong khu vực
- Local Foodbank- Tổ chức phúc lợi xã hội địa phương: Tiếp nhận thực phẩm tại địa phương và phân phối
Food Market: Chợ Thực phẩm Di động, là một kênh phân phối được phát triển tại Ngân hàng Lương thực Quốc gia Hàn Quốc, là mô hình hoạt động giống như một cửa hàng tiện lợi và phục vụ thực phẩm bổ dưỡng, quyên góp cho những người có hoàn cảnh khó khăn nhất sống ở Hàn Quốc. Chợ Thực phẩm Di động hoạt động ở các vùng của đất nước bị cô lập về mặt địa lý như các vùng đồi núi và trang trại.
(v) Quan hệ khách hàng
Tạo cơ hội cho khách hàng tiếp cận được nguồn thực phẩm
Quan hệ tốt với cơ quan hỗ trợ trực tiếp- Bộ xã hội & phúc lợi tạo nên hệ thống vận hành xuyên suốt trong nước và quốc tế
Thắt chặt mối quan hệ với các địa phương bằng những chương trình hỗ trợ khẩn cấp và giao lưu kết nối
Tập trung phát triển khách hàng doanh nghiệp lớn để tối ưu hiệu quả
Hợp tác và xây dựng quan hệ đối tác với các nước Châu Á thông qua việc phổ biến mô hình Ngân hàng Thực phẩm Hàn Quốc
(vi) Các hoạt động ( Key Activities) của Foodbank Hàn Quốc bao gồm: - Mở rộng phát triển mô hình Food Bank tại địa phương thông qua các tổ chức
phúc lợi xã hội trên cả nước
- Hình thành các gói thực phẩm khẩn cấp
- Giáo dục nhân viên Foodbank nâng cao việc quản lý
- Tìm kiếm nhà tài trợ và phân phối thực phẩm và hàng hoá thiết yếu - Nâng cao nhận thức trong cộng đồng về Foodbank
- Xây dựng mạng lưới chia sẻ thực phẩm như các hoạt động được đề cập trong SBMC ở Phụ lục 06
Đinh hướng các hoạt động quốc tế
- Hợp tác và xây dựng quan hệ đối tác với các nước Châu Á thông qua việc phổ biến mô hình Ngân hàng Thực phẩm Hàn Quốc
- Tăng cường giao lưu giữa người với người và liên kết với các công ty tài trợ thông qua mạng hữu cơ với các ngân hàng thực phẩm trên khắp thế giới Những bài học về kinh nghiệm trong hoạt động chính (Key Activities) Foodbank Hàn quốc sẽ là kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển và triển khai rộng rãi mô hình FB
tại Việt Nam. Cụ thể là việc tạo ra mô hình trung tâm, địa phương, tiếp cận nhiều hơn với Chợ thực phẩm di động. (Chi tiết phụ lục 06)
Food Bank Hàn Quốc là điển hình cho kinh nghiệm thành công nhờ sự nhân rộng các ngân hàng thực phẩm, chợ thực phẩm ở các địa phương được sự hỗ trợ phối hợp trực tiếp từ Bộ Phúc lợi xã hội Hàn Quốc. Vì Foodbank tại Hàn đang được thực hiện bởi ủy ban của Hội đồng Phúc lợi Xã hội Hàn Quốc, một tổ chức công trực thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi. Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1998, số tiền hàng hóa quyên góp mà ngân hàng thực phẩm Hàn Quốc nhận được đã tăng 85 lần trong 22 năm qua, từ 2,7 tỷ won lên 230 tỷ won và tổ chức này cung cấp chúng cho 300.000 cá nhân và 14.000 cơ sở phúc lợi xã hội mỗi năm. Ngoài ra, hơn 13.000 công ty thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt đóng góp vào ngân hàng thực phẩm Hàn Quốc. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm để phát triển Foodbank Việt Nam theo chiều rộng